BỆNH MORGELLONS
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN
I. Đặt vấn đề
Bệnh Morgellons hiện là một bệnh đang được tranh cãi ở nhiều chuyên khoa khác nhau đặc biệt là chuyên khoa da liễu và tâm thần.
Theo y văn trên thế giới bệnh Morgellons được đưa ra bởi Sir Thomas Browne năm 1674 trong chuyên khảo của ông về một trẻ cảm thấy như có tóc đùn ra từ phía sau mụn mủ của cậu bé. Kể từ đó chứng bệnh này không được nhắc tới nhiều cho tới những thập niên gần đây.
Trong nhiều thập kỷ, bệnh Morgellons đã được cho là liên quan đến hoang tưởng có ký sinh trùng, một rối loạn tâm thần, bệnh nhân nhầm lẫn tin rằng họ đang bị nhiễm ký sinh trùng trong da mặc dù không có. Những người có bệnh Morgellons thường phàn nàn về các triệu chứng như: Da bị ngứa, như bị đốt,cảm giác như có cái gì đó bò dưới da…Họ cũng thường than phiền rằng họ có những thứ giống như sợi chỉ, tóc, hoặc lông tơ chui ra từ các tổn thương trên da. Với các triệu chứng này họ thường làm tổn thương các vùng da và đi khám, điều trị da liễu nhiều lần. Kèm theo các triệu chứng trên da một số bệnh nhân còn có thể có hội chứng trầm cảm, mệt mỏi kéo dài hay hoang tưởng…
Trong quá trình làm việc tại phòng M5 Viện sức khỏe tâm thần (VSKTT) chúng tôi có tiếp nhận và hội chẩn chuyên khoa một số trường hợp có những triệu chứng như trên, do đó chúng tôi mạnh dạn trình bày một ca bệnh điều trị một trú tại phòng M5.
II. Trình bày ca lâm sàng
Hành chính
1. Họ và tên: Trần Đức C Giới tính: Nam 34 tuổi
2. Địa chỉ: tp Bắc Giang-Bắc Giang
3. Tôn giáo: không
4. Dân tộc: Kinh
5. Ngày vào viện: 02/09/2016
6. Vào lần thứ: 1
7. Địa chỉ liên lạc: mẹ Nguyễ Thị Bình đt 0972267310
Lý do vào viện: luôn cho rằng trên da mình có con dòi
Bệnh sử: Theo lời kể của bệnh nhân và mẹ
Bệnh nhân có tiền sử sản nhi khoa bình thường, phát triển tâm thần, vận động như các bạn cùng lứa tuổi. Bệnh nhân không có tiền sử dùng các chất gây nghiện, không có tiền sử bệnh lý nội khoa, gia đình không ai mắc rối loạn tâm thần. Tính cách: bệnh nhân là người trầm tính, ít nói. Bệnh nhân trước đây học cấp I,II,III học khá giỏi, sau đó thi đỗ đại học Kinh tế Quốc Dân, đã tốt nghiệp đại học nhưng chưa đi làm ở đâu. Trong thời gian học đại học bệnh nhân có yêu đơn phương bạn gái trong lớp nhưng không được đáp lại, từ đó tính cách hay tự ti và ít giao tiếp với mọi người hơn. Bệnh nhân hiện tại chưa lập gia đình, và cũng chưa có bạn gái.
Bệnh biểu hiện khoảng 6 năm nay, bệnh nhân có bị ngã xe va mặt xuống đường, sau ngã bệnh nhân vẫn tỉnh táo, vận động bình thường, vết thương trên mặt chỉ bị chày xước da. Sau khi vết thương đã gần liền hẳn, bệnh nhân có biểu hiện cảm thấy khó chịu vùng da mặt (ngứa) luôn cho là trên người mình có những con giòi, nên bệnh nhân thường dùng móng tay để cạy da bắt con giòi ra khỏi người. Khi bệnh nhân cạy da mặt thì gia đình có khuyên không nên cạy vì làm khó lành sẹo sấu nhưng bệnh nhân vẫn không dừng lại, kèm theo bệnh nhân cạy cả da ở tay và chân. Gia đình cho bệnh nhân khám chuyên khoa da liễu nhiều lần tại Bắc Giang và BV da liễu Trung ương (không rõ chẩn đoán và điều trị) bệnh không đỡ. Năm 2013 bệnh nhân được giới thiệu điều trị tại BV Tâm thần Bắc Giang (không rõ chẩn đoán và điều trị) bệnh nhân không đỡ nhiều. Cách 8 tháng trước bệnh nhân được gia đình cho khám và điều trị Khoa đông y BV đa khoa tỉnh Bắc Giang nhưng triệu chứng không cải thiện.
Đợt gần đây bệnh nhân vẫn cạy da vùng mặt, vùng cánh tay phải, đùi và cả gan bàn chân phải. Thương tổn là các vết trợt loét kích thước 5x10 cm ở mặt, và 2x3 cm vùng cẳng tay phải, đùi trái và lòng bàn chân phải, đáy có loét sâu, tiết mủ vàng xen kẽ có đóng vảy tiết. Gia đình đã cho bệnh nhân đi khám và điều trị tại Khoa da liễu BV Bạch Mai làm xét nghiệm phát hiện có nhiễm trùng do tụ cầu, được dùng kháng sinh và thuốc sát khuẩn. Tuy nhiên, bệnh nhân luôn dùng móng tay cạy trên da nên các vết thương không lành được. Ngoài ra bệnh nhân còn có biểu hiện đêm ít ngủ, dễ cáu gắt, ít tiếp xúc với mọi người xung quanh, khoa da liễu mời hội chẩn CK tâm thầnà chuyển vào Viện Sức Khỏe Tâm thần điều trị.
Tiền sử:
Bản thân: điều trị rối loạn tâm thần BV Bắc Giang (2013)
Cách 8 tháng trước có điều trị khoa đông y BV Bắc Giang
Không có tiền sử dị ứng
Gia đình: không ai mắc bệnh tâm thần, động kinh, di truyền
Khám bệnh
Tâm thần: tỉnh, tiếp xúc tốt
Định hướng đúng
Cảm giác, tri giác: theo dõi ảo giác xúc giác. BN luôn cảm thấy như có con dòi bò từ vùng da mặt bị tổn thương, kèm theo có lúc lúc khó chịu vùng đùi, lòng bàn chân
Tư duy: theo dõi hoang tưởng nghi bệnh. BN cho rằng mình bị bệnh về da liễu, không chấp nhận giải thích của bác sĩ và người nhà về bệnh và hành vi cạy da trên cơ thể
Cảm xúc: hay cáu gắt với người nhà, nhân viên y tế vì phàn nàn bệnh
Hành vi: hay ngồi cậy các vùng da trên cơ thể
Công việc lao động giảm sút
Ăn ngủ bình thường, ít quan tâm tình dục
Chú ý: giảm tập trung, giảm khả năng duy trì sự chú ý với các sự vật hiện tượng bên ngoài (tập chung vào các vết thương trên da)
Trí nhớ gần và xa bình thường
Trí tuệ: bình thường
Khám toàn thân
Thể trạng trung bình, cao 1,73 m nặng 64 kg
Da vùng mặt vết loét đỏ, đùi trái và lòng bàn chân phải, đáy có loét sâu, tiết mủ vàng xen kẽ có đóng vảy tiết
Lông, tóc, móng bình thường
Các bộ phận khác
Tim mạch, hô hấp bình thường
Bụng không to, không co u cục
Các cơ quan khác chua phát hiện bất thường
Chẩn đoán: Theo dõi rối loạn hoang tưởng/ viêm da có mủ.
Cận lâm sàng: Làm các xét nghiệm cơ bản
Công thức máu: HC 5,14T/L BC 6,91 G/L TC 249G/L
Sinh hóa máu: creainin 75umol/l, glucose 4,1mmol/l
GOT /GPT: 20/14 U/L
Vi sinh: HIV, HbsAg, HCV: âm tính
Treponema pallidum: âm tính
Soi tươi tìm nấm: không thấy
Nhuộm soi Hematoxyline-Eosin: viêm loét mạn tính không đặc hiệu
Chụp XQ, siêu âm ổ bụng bình thường
Điều trị:
Tại khoa Da liễu(25/08/2016 đến 01/09/2016) Bệnh nhân được điều trị: Rocephine 1g/ngày, levofloxacine1g/ngày các triệu chứng không đỡ. Bệnh nhân còn than phiền về cảm giác dòi bò trong vết thương, nghĩ các bác sĩ không điều trị được.
Tại CK Tâm thần điều trị với Haloperidol 20mg/ngày và Diazepame 20mg/ngày. Bệnh nhân điều trị được 1 ngày tự ý bỏ về nhà.


Hình 1: Các vết loét do bệnh nhân tự cạy tại vùng má trái, cẳng tay, đùi. (05/09/2016)
III. Bàn luận
1. Bệnh Morgellons
Bệnh Morgellons được cho là một rối loạn hoang tưởng dẫn đến niềm tin rằng một người có ký sinh trùng hoặc các chất bên ngoài di chuyển trong, hoặc ra khỏi da. Bệnh Morgellons là một rối loạn ít được biết đến, thường được kết hợp với bệnh da không đặc hiệu, bệnh dây thần kinh, và các triệu chứng tâm thần. Một số đề cập đến nó như một bệnh sợi xơ hóa
Triệu chứng bệnh Morgellons và dấu hiệu
Những người có bệnh Morgellons thường phàn nàn:
• Da bị ngứa
• Như bị đốt,
• Cảm giác như có cái gì đó bò dưới da.
Họ cũng thường báo cáo rằng họ có những thứ giống như sợi chỉ, tóc, hoặc lông tơ chui ra khỏi các tổn thương trên da. Một số học viên đã quan sát thấy các sợi ra khỏi da của người mắc bệnh Morgellons, để lại những gì hình ảnh thể hiện việc đang làm biến dạng tổn thương phía sau. Đối với những lý do này, bệnh Morgellons đôi khi được gọi là bệnh da bò. Các cá nhân với vấn đề này có thể cảm thấy rằng họ có ve trên da, bọ đuôi bật (Collembola), ghẻ trên da gây những cảm giác trên da. Các triệu chứng khác mà đôi khi được kết hợp với tình trạng này bao gồm:
• Trầm cảm
• Mệt mỏi mãn tính
• Sử dụng chất (thuốc lá, rượu…)
•Hoang tưởng.
Nguyên nhân bệnh Morgellons
Có những báo cáo của bệnh Morgellons ở những bệnh nhân có bệnh Lyme. Nhiều chuyên gia y tế tin rằng bệnh Morgellons là một dạng rối loạn tâm thần gây ra, người bị bệnh tưởng tượng rằng họ đang bị nhiễm khuẩn do ký sinh trùng (hoang tưởng ký sinh trùng) chứ không phải là một chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu vật lý. Nghiên cứu về hội chứng này cho đến nay đã không tìm thấy được nguyên nhân gây ra bởi nhiễm trùng. Do đó, không phải bệnh truyền nhiễm. Tình trạng này cũng không được khẳng định do độc tố môi trường.
Chẩn đoán bệnh Morgellons
Không có tiêu chuẩn được thiết lập cho việc chẩn đoán bệnh Morgellons. Nhưng với những người có các khiếu nại về vấn đề sức khỏe nhất là tổn thương da mạn tính như trên, bác sĩ khám và đánh giá cần thu thập thông tin bệnh sử về các triệu chứng, khám các triệu chứng về cơ thể và đặc biệt chú ý các dấu hiệu về tâm thần của bệnh nhân. Ngoài ra cần xét nghiệm cơ bản và đánh giá về da cụ thể liên quan đến bệnh Morgellons, có thể yêu cầu làm sinh thiết da.
Điều trị bệnh Morgellons
Hiện chưa có phương pháp chữa bệnh cụ thể cho bệnh Morgellons, bệnh nhân bị bệnh này đã được khuyến cáo có cải thiện triệu chứng từ các thuốc điều trị rối loạn tâm thần hoặc tics , như olanzapine (Zyprexa, Zydis, Relprevv) hoặc pimozide (Orap).
Tiên lượng bệnh Morgellons
Hiện nay, tiên lượng cho bệnh này là rất khó khăn vì sự thiếu rõ ràng về các triệu chứng, chẩn đoán và các nguyên nhân của bệnh.
2. Các quan điểm trên thế giới
Đã có rất nhiều cuộc tranh luận về nguyên nhân của Morgellons, có thể do bệnh về truyền nhiễm, tác động của môi trường hoặc bệnh tâm thần. Bệnh có được đề xuất giống với bệnh Lyme.
Theo nghiên cứu của chuyên khoa da liễu tại Hoa kỳ(2010), thấy phụ nữ da trắng từ khoảng 35 đến 50 tuổi có xu hướng phát triển tình trạng này phổ biến hơn nhóm khác, và Texas và California dường như có một tỷ lệ cao hơn của tình trạng so với các tiểu bang khác của Hoa Kỳ. Đa số các trường hợp khám khoa da liễu trước tiên.
Hầu hết các bác sĩ da liễu cho rằng bệnh Morgellons là một bệnh tâm thần mà là tương tự rối loạn hoang tưởng. Để hỗ trợ cho giả thuyết này là các xét nghiệm hầu như không thấy yếu tố gây bệnh thực sự.
Năm 2005 hội Nghiên cứu bệnh Morgellons tại Hoa Kỳ thành lập tập trung nghiên cứu về bệnh. Họ đã xác định được một hiệp hội với hơn 3 vi khuẩn gây bệnh: viêm phổi Chlamydophila, loài Babesia và Borrelia species. Đa số các trường hợp liên quan đến nhiễm trùng nhỏ và ở giai đoạn này không có bằng chứng cho thấy các vi khuẩn trực tiếp gây ra bệnh Morgellons.
Tuy nhiên, các nhà điều tra của Hội Nghiên cứu bệnh Morgellons tiến hành. Các vết loét được phân biệt với viêm da vì bệnh nhân thường chấp nhận rằng họ đã gây ra các tổn thương da trong khi cố gắng để loại bỏ các sợi.
Việc chẩn đoán được thực hiện bằng loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác về da như ngứa (đó là ngứa), hoặc nhiễm trùng đúng / nhiễm ký sinh trùng (ví dụ, ghẻ):
· Xét nghiệm nấm
· Sinh thiết mô học da
· Xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân khác gây ngứa và lở loét
· Tiền sử của việc lạm dụng chất với cocaine, methylphenidate, hoặc các chất kích thích cũng phải được xác định chắc chắn là những chất có thể gây
Việc điều trị bệnh Morgellons là rất khó khăn. Các cá nhân bị bệnh thường than phiền và những người bi ảnh hưởng (gia đình, bạn bè…) khó chấp nhận bệnh cũng như đã khám rất nhiều bác sĩ không cải thiện được bệnh.
Các khuyến cáo cần khám và tham khảo ý kiến bác sĩ tâm thần cho chẩn đoán và điều trị.
IV. Kinh nghiệm và kiến nghị
Từ trường hợp trên
1. Đối với những bệnh nhân có biểu hiện như trên đặt ra cho các bác sĩ cần thăm khám kỹ và hỏi bệnh sử chi tiết để phát hiện về triệu chứng cơ thể và cảm triệu chứng tâm thần cũng như khó khăn trong điều trị
2. Khi đã phát hiện bệnh nhân không có yếu tố về truyền nhiễm hay ảnh hưởng bởi bệnh cơ thể thì khám và tư vấn về vấn đề tâm thần là cần thiết.
3. Quá trình điều trị bệnh nhân trên và tham khảo y văn thấy được khó khăn khi bệnh nhân không thừa nhận bệnh, không hợp tác điều trị và bệnh ảnh hưởng gia đình. Đó cũng là thách thức của bệnh đối với các bác sĩ cần tìm hiểu và nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổ chức y tế thế giới (1992). ICD 10
2. Kaplen- Sadock (2007).
3. Nguyễn Việt (1984): Tâm thần học. Nhà xuất bản y học
4. Kellett CE. Sir Thomas Browne and the disease called the Morgellons. Ann Med Hist. 1935; 7: 467-79.
5. Dovigi, A.J. "Intraoral Morgellons disease or delusional parasitosis: a first case report." The American Journal of Dermatopathology 32.6 (2010): 603-605.
6. Hylwa, S.A., J.E. Bury, M.D.P. Davis, et al. "Delusional infestation, including delusions of parasitosis: results of histologic examination of skin biopsy and patient-provided skin specimens." Archives of Dermatology 147.9 (2011): 1041-1045.
7. Harvey WT, Bransfield RC, Mercer DE, Wright AJ, Ricchi RM, Leitao MM. Morgellons disease, illuminating an undefined illness: a case series. J Med Case Reports. 2009; 3: 8243.
8. Koblenzer CS. The challenge of Morgellons disease. J Am Acad Dermatol. 2006; 55: 920-2.
9. Harvey WT. Morgellons disease. J Am Acad Dermatol. 2007; 56: 705-6.
10. Murase JE, Wu JJ, Koo J. Morgellons disease: a rapport-enhancing term for delusions of parasitosis. J Am Acad Dermatol. 2006; 55: 913-4.
11. Waddell AG, Burke WA. Morgellons disease? J Am Acad Dermatol. 2006; 55: 914-5.
12. Fellner MJ, Majeed MH. Tales of bugs, delusions of parasitosis, and what to do. Clin Dermatol. 2009 Jan-Feb;27(1):135-8.