Mục tiêu
Các nghiên cứu trong một thời gian dài về những người có ý tưởng và hành vi tự sát còn hạn chế. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các chiều hướng tiến triển của các ý tưởng và hành vi tự sát từ tuổi thanh thiếu niên đến tuổi trưởng thành trẻ, cũng như các yếu tố bảo vệ và các yếu tố nguy cơ, và các hệ quả kết hợp với các chiều hướng này.
Phương pháp
Mẫu gồm 180 thiếu niên tuổi từ 12 đến 18 tuổi, được đánh giá lặp lại trong thời gian trung bình là 13,6 năm (với 2273 lượt đánh giá) khi họ được nhập viện tâm thần điều trị.
Các chiều hướng tiến triển được dựa trên các tỉ lệ của ý tưởng và hành vi tự sát tại mỗi thời điểm đánh giá. Các biến số bao gồm các yếu tố nguy cơ về mặt tâm thần (tỉ lệ của các giai đoạn của các rối loạn tâm thần, sự tuyệt vọng, tính cách lo âu, xung động và kích động ở tuổi trưởng thành, làm dụng chất hoặc tình dục, tiền sử cha mẹ có hành vi tự sát), các yếu tố bảo vệ (các niềm tin về sự sinh tồn và khả năng ứng phó, sự hỗ trợ của xã hội trong thời kỳ ấu thơ và trưởng thành), và các hệ quả khác không phải tự sát (sự thích ứng xã hội và các suy giảm chức năng ở tuổi trưởng thành, bỏ học, bị bắt giam).
Kết quả
4 chiều hướng của ý tưởng và hành vi tự sát đã được xác định: nhóm với nguy cơ tăng lên (11%), nhóm nguy cơ chung cao nhất (12%), nhóm nguy cơ giảm dần (33%), và nhóm nguy cơ thấp (44%). 4 nhóm trên có mối liên hệ khác nhau với các yếu tố bảo vệ và yếu tố nguy cơ, cũng như các hệ quả không phải tự sát.
Kết luận
|