BỘ MÔN TÂM THẦN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

 

  •  
  • Giới thiệu
    • Lịch sử
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Tổ chức Bộ môn
  • Đào tạo
    • Đào tạo sau đại học
      • Đào tạo Nghiên cứu sinh
      • Đào tạo Chuyên khoa II
      • Đào tạo Cao học
      • Đào tạo Nội trú
      • Đào tạo Chuyên khoa I
    • Đào tạo đại học
      • Qui chế
      • Nội qui của Bộ môn
      • Lịch giảng
      • Chương trình đào tạo
    • Đào tạo theo yêu cầu xã hội
  • Dịch vụ khám chữa bệnh
    • Công tác khám chữa bệnh
    • Rối loạn tâm thần
      • Trầm cảm
      • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt
      • Rối loạn stress sau sang chấn
      • Các rối loạn tic
      • Rối loạn tăng động - giảm chú ý
      • Rối loạn ăn uống
      • Rối loạn giấc ngủ
      • Rối loạn lo âu
      • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
      • Tâm thần phân liệt
    • Lịch khám
  • Nghiên cứu khoa học
    • Luận văn, luận án của Bộ môn
    • Đề tài nghiên cứu khoa học
  • Hợp tác trong và ngoài nước
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác ngoài nước
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • /
  • Rối loạn tâm thần
  • /
  • Các rối loạn TIC

Các rối loạn TIC

Thứ tư, 6/01/2016

Định nghĩa

Tic là một vận động hay phát âm không chủ ý, xảy ra nhanh, tái diễn, không có nhịp và thường liên quan đến một nhóm cơ nhất định. Tic xuất hiện đột ngột và không có mục đích rõ ràng. Các tic thường không thể kìm nén được, nhưng nói chung cũng có thể làm mất đi tạm thời trong thời gian vài phút đến vài giờ (do chủ ý hay do đãng trí).

Dịch tễ học

Tic thường gặp ở trẻ em trai nhiều hơn; trẻ em bị tic thường có tiền sử gia đình bị rối loạn tic.

Phân loại và biểu hiện lâm sàng

Tic vận động và tic âm thanh được chia ra loại đơn thuần và phức tạp, tuy nhiên ranh giới của hai loại tic này không rõ ràng.

Tic vận động đơn thuần biểu hiện ở mặt (nháy mắt, nhăn mặt, nhếch mép, lè lưỡi, lắc cằm, cau mày), ở cổ (lắc cổ, quay cổ, gật đầu), ở tay (nhún vai, giơ cánh tay, giơ bàn tay hay ngón tay).

Tic âm thanh đơn thuần biểu hiện như ho, hắng giọng, hít, ngáp, hỉ mũi, khịt mũi, cặc lưỡi, gâu gâu, ụt ịt.


Ảnh: minh hoạ

Tic vận động phức tạp biểu hiện như vỗ vào người mình, nhảy, ngắm vuốt, giậm chân.

Tic âm thanh phức tạp như nói các từ hay câu đặc biệt không đúng lúc đúng chỗ, thường là tục tĩu và nhại từ hay lời người khác.

Các tic trên có thể xuất hiện đơn lẻ, kết hợp hay kế tiếp nhau trên cùng một người bệnh; khởi phát thường ở 6 – 7 tuổi.

Trước khi tic xảy ra, có khi bệnh nhân cảm thấy căng thẳng và tic xảy ra như một cách giảm nhẹ căng thẳng. Đôi khi có cảm giác xấu hổ hay tội lỗi kèm theo tic.

Mức độ nặng nhẹ của các tic rất khác nhau. Có khi tic biểu hiện gần giống hành vi bình thường: khoảng 10% - 20% trẻ em ở thời điểm nào đó có các tic nhất thời. Hãn hữu có thể là tic rất nặng ảnh hưởng đến học tập lao động như trong hội chứng Gilles de la Tourrette. Hiện nay, chưa chắc chắn rằng hai cực nhẹ và nặng trên có phải thuộc hai thực thể bệnh khác nhau hay không. Nhiều chuyên gia cho rằng hai cực đó thuộc cùng liên thể.

Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt

Lưu ý chẩn đoán tic chủ yếu dựa vào lâm sàng mà không có phương pháp cận lâm sàng đặc hiệu. Điện não đồ ở khoảng 50% bệnh nhân có những thay đổi bất thường không đặc hiệu; làm test tâm lý ở 80% bệnh nhân có lo âu, tự ti, thoái lùi.

Sau đây là các đặc điểm cho phép phân biệt tic với các rối loạn vận động khác:

- Tic xuất hiện đột ngột, nhanh, trong thời gian ngắn và giới hạn của vận động ở một nhóm cơ;

- Không có tổn thương thần kinh;

- Tic là rối loạn lặp đi lặp lại, tái diễn;

- Tic (thường) biến mất trong lúc ngủ;

- Tic có thể dễ gây tái hiện hay làm mất đi một cách chủ ý;

- Tic không diễn biến có nhịp.

Đặc điểm này cho phép phân biệt tic với múa vờn, với các vận động định hình (trong chứng tự kỷ, chậm phát triển tâm thần). Các vận động định hình của bệnh tâm thần phân liệt thường là các động tác kỳ dị, vận động thân mình hoặc mặt hay chân tay thường có nhịp và không đột ngột. Một số hành vi ám ảnh, cưỡng bức có thể gần giống các tic phức tạp nhưng thường là các hành vi có mục đích (ví dụ sờ mó hay lật lại một vật) với một số lần nhất định (đi tới 10 bước rồi lại đi lại 10 bước, lập lại nhiều lần trên một lối đi).

Các thể tiến triển

Trong Bảng phân loại Bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) -1992, mô tả ba thể chính:

(1) Tic nhất thời là tic thường gặp nhất. Tic đáp ứng các tiêu chuẩn chung của Tic nói trên, kéo dài không quá 12 tháng.

Biểu hiện thường gặp là nháy mắt, điệu bộ ở mặt, vận động đột ngột của đầu.

Ở một số trường hợp, tic chỉ xuất hiện một đợt duy nhất. Trong các trường hợp khác, các đợt thuyên giảm và tái phát có thể kế tiếp nhau trong vài tháng.

(2) Tic vận động hay tic âm thanh mạn tính

Tic đáp ứng các tiêu chuẩn chung nói trên, có thể chỉ có tic vận động hoặc chỉ có tic âm thanh, có thể là tic đơn thuần hay thường gặp hơn là tic phức tạp và kéo dài trên 12 tháng. Thể này thường kèm theo rối loạn tâm căn.

(3) Thể kết hợp tic âm thanh và tic vận động (Hội chứng Gilles de la Tourette) ở một thời điểm của quá trình bệnh, tic vận động phức tạp hay tic âm thanh phức tạp xảy ra nhưng không nhất thiết đồng thời. Đa số trường hợp tic khởi phát ở 2 – 15 tuổi. Tic vận động thường xuất hiện trước tic âm thanh, kéo dài trên một năm. Tic thường nặng lên ở tuổi thanh thiếu niên và kéo dài đến tuổi người lớn.

Tic âm thanh thường là nhiều loại: phát âm, hắng giọng, gâu gâu, ụt ịt đột ngột và tái diễn, có khi phát ra các từ hay câu tục tĩu; một số trường hợp kết hợp với nhại các động tác thô tục.

Các tic vận động và tic âm thanh có thể chủ ý làm mất đi trong một thời gian (vài phút đến vài giờ). Các tic này tăng lên do stress và mất đi trong lúc ngủ.

Tic thường xuất hiện đơn độc nhưng cũng hay gặp các tic kèm theo các rối loạn cảm xúc đa dạng, các triệu chứng ám ảnh hay nghi bệnh hoặc các rối loạn đặc hiệu về phát triển.

Điều trị

- Tư vấn gia đình bệnh nhân có ý nghĩa quan trọng. Gia đình bệnh nhân có thể lo sợ tic và có các phản ứng khác nhau. Cần giải thích cho các thành viên gia đình hiểu biết về tic, nhận rõ và làm dịu các phản ứng đó: không quá lo sợ tic, không kìm nén tic, không xem tic là vấn đề gì lớn, đồng thời có thái độ đúng mực với bệnh nhân.

- Khi điều trị tic phải xem xét và tính đến các tâm bệnh lý kèm theo hay kết hợp.

- Liệu pháp hóa dược: Haloperidol (Haldol) là thuốc được lựa chọn hàng đầu để điều trị tic, liều hiệu quả rất khác nhau trên mỗi bệnh nhân; thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như ngủ nhiều, rối loạn trương lực cơ cấp...

Clonidin (Catapresan): đây là thuốc chọn lựa thứ hai nếu điều trị bằng haloperidol không hiệu quả.. Khoảng 20 – 35% bệnh nhân hết triệu chứng tic sau 8 – 12 tuần điều trị. Lưu ý thuốc gây ra những tác dụng phụ như khô miệng, hạ huyết áp (gặp 20%). Thuốc này có tác dụng điều trị tốt đối với tic động hơn là đối với tic âm thanh; một chỉ định chính của clonidine là điều trị rối loạn Tourette.

- Liệu pháp tâm lý – vận động hay thư giãn chỉ định khi tic là một trạng thái phản ứng kết hợp một hành vi vận động với biểu hiện vụng về và tâm lý không ổn định.

- Liệu pháp tâm lý được chỉ định khi tic có cấu trúc tâm căn hay loạn thần.

- Liệu pháp hành vi nhằm giải điều kiện hóa: yêu cầu bệnh nhân đứng trước gương và tự nguyện thực hiện tic trong 30 phút, một hay hai ngày một lần, cho đến khi tic chỉ xuất hiện như một thói quen vận động vì đã mất đi phần lớn ý nghĩa ban đầu của nó.

 

Tin tức khác
  • BỆNH MORGELLONS NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN

    Saturday, October 1, 2016
  • Rối loạn lo âu

    Friday, January 29, 2016
  • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt

    Wednesday, January 6, 2016
  • Rối loạn Stress sau sang chấn

    Wednesday, January 6, 2016
GIỚI THIỆU
  • Sứ mệnh - Tầm nhìn
  • Lịch sử
  • Sơ đồ tổ chức
  • Công khai cơ sở dữ liệu
DÀNH CHO CÁN BỘ
  • Tin nội bộ
  • Quy trinh ISO
  • Tra cứu văn bản
  • Thư viện ảnh
  • Lịch tuần
DÀNH CHO SINH VIÊN
  • Cổng thông tin Sinh viên
  • Tin tức Học bổng
  • Cẩm nang tài liệu
  • Mẫu văn bản giấy tờ
  • Tư vấn giới thiệu việc làm
DÀNH CHO KHÁCH
  • Địa chỉ-Sơ đồ đường đi
  • Danh bạ
  • Đề án quy hoạch tổng thể
  • Chương trình đào tạo
  • Liên kết website
CÁC MẪU BIỂU
  • Hành chính
  • Nghiên cứu khoa học
  • Hội đồng đạo đức
  • Tài chính kế toán
  • Hợp tác quốc tế
  • Tỗ chức cán bộ
  • Công nghệ thông tin
CƠ SỞ DỮ LIỆU
  • Chuyên gia y tế
  • Ấn phẩm và Sách
  • Kết quả NCKH
  • Chuyên đề - Luận văn
  • Từ điển Y học
  • Mạng lưới Cựu Sinh viên
CHUYÊN MỤC
  • Khảo thí & đảm bảo chất lượng
  • Phát triển chương trình
  • Elearning- Học trực tuyến
  • Thư viện điên tử
  • Tạp chí nghiên cứu y học
  • Tổ chức cán bộ
ĐÀO TẠO
  • Đại học
  • Sau Đại học
  • Chương trinh tiên tiến
  • Chương trình đào tạo liên tục
  • Đào tạo theo nhu cầu xã hội



Bản quyền thuộc trường Đại học Y Hà Nội

Giấy phép số 453/ GP-BC do Bộ Thông tin và Truyền Thông cấp ngày 19/10/ 2007