Biểu hiện triệu chứng
Ở trẻ em:
- Chậm phát triển qua các mốc thông thường (đi, nói, đi vệ sinh)
- Gặp khó khăn trong học tập, cũng như trong quan hệ với trẻ khác, vì khả năng học tập kém
- Rối loạn hành vi tác phong
Ở trẻ vị thành niên:
- Gặp khó khăn trong quan hệ với người cùng trang lứa
- Có hành vi tình dục không phù hợp
Ở người trưởng thành:
- Gặp khó khăn trong công việc hàng ngày (ví dụ: nấu ăn, lau dọn)
- Gặp khó khăn trong những mối quan hệ xã hội thông thường (ví dụ: tìm việc làm, hôn nhân, nuôi con)
Các đặc trưng để chẩn đoán
Phát triển tâm thần chậm hoặc không hoàn thiện gây ra:
- Những khó khăn trong học tập
- Rối loạn thích ứng xã hội
Các mức độ chậm phát triển bao gồm:
- Chậm phát triển trầm trọng (thường được xác định trước 2 tuổi, đòi hỏi sự giúp đỡ trong công việc hàng ngày, chỉ nói được vài từ đơn giản)
- Chậm phát triển vừa (thường được xác định lúc 3 đến 5 tuổi, có thể làm được những việc đơn giản dưới sự giám sát, cần sự hướng dẫn hoặc giám sát trong hoạt động hàng ngày).
- Chậm phát triển nhẹ (thường được xác định trong thời gian đi học, hạn chế trong học tập nhưng vẫn có thể sống độc lập và làm được những công việc đơn giản).
Nếu có thể, việc đánh giá cần bao gồm cả phần tham khảo ý kiến chuyên khoa về việc phục hồi chức năng và đào tạo một cách hợp lý.
Chẩn đoán phân biệt
Những khó khăn trong học tập đặc thù, rối loạn tăng động giảm chú ý (Xem Rối loạn tăng động – F90), rối loạn vận động (ví dụ: liệt do tổn thương não) và rối loạn giác quan (ví dụ: điếc) cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Suy dinh dưỡng hoặc bệnh mạn tính có thể gây chậm phát triển. Hầu hết nguyên nhân gây chậm phát triển tâm thần đều không thể điều trị. Những nguyên nhân của chậm phát triển tâm thần có thể điều trị được bao gồm: suy giáp, ngộ độc chì và một số rối loạn chuyển hóa bẩm sinh (ví dụ: phenylketon niệu).
Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình
- Luyện tập sớm có thể giúp người chậm phát triển tâm thần sự chăm sóc và sống độc lập.
- Trẻ chậm phát triển sẽ phát triển tốt hơn trong tình yêu thương của những người xung quanh.
Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình
- Cần khen thưởng những cố gắng của bệnh nhân. Nên cho phép trẻ và người chậm phát triển hoạt động chức năng ở mức cao nhất trong khả năng của họ ở trường, trong công việc và trong gia đình.
- Gia đình có thể cảm thấy mất mát to lớn hoặc cảm thấy nặng nề trước gánh nặng phải chăm sóc một đứa trẻ chậm phát triển. Cần an ủi và cảm thông họ.
- Nói với gia đình bệnh nhân rằng tập luyện có thể có ích, hiện không có những phương pháp chữa bệnh thần diệu.
Thuốc men
Ngoại trừ các trường hợp rối loạn tâm thần hoặc bệnh cơ thể, còn các phương pháp điều trị nội khoa không thể cải thiện chức năng tâm thần.
Chậm phát triển có thể xảy ra cùng với các rối loạn khác. Các rối loạn này đòi hỏi phải được điều trị nội khoa (ví dụ: co giật, co thắt cơ, bệnh tâm thần như trầm cảm).
Khám chuyên khoa
Khi chậm phát triển được xác định lần đầu tiên, cần cân nhắc việc tham khảo ý kiến chuyên khoa để đặt kế hoạch đào tạo và giáo dục bệnh nhân.