Mục tiêu
Hai giả thuyết, ánh mắt ác cảm (gaze aversion) và ánh mắt thờ ơ (gaze indifference), thường được đưa ra để giải thích cho tiêu chuẩn quan trọng của tự kỷ: giảm sự tập trung với ánh mắt của người khác. Hai giả thuyết này tạo cơ sở cho các phạm vi khác nhau của chức năng não không điển hình, các mô hình bệnh học khác nhau của sự khiếm khuyết, và các phương pháp điều trị khác nhau. Bằng chứng ủng hộ và bác bỏ của mỗi giả thuyết là chưa rõ ràng nhưng lại tập trung nhiều vào trẻ lớn và người lớn. Các tác giả đánh giá cả hai giả thuyết cơ chế trên trong hai thiết kế nghiên cứu tại thời điểm chẩn đoán lần đầu.
Phương pháp
Dữ liệu quan sát ánh mắt được thu thập trên 86 trẻ hai tuổi: 26 trẻ được chẩn đoán tự kỷ lần đầu; 38 trẻ đối chứng phát triển bình thường; và 22 trẻ đối chứng chậm phát triển. Trong hai nghiên cứu, các tác giả đánh giá đáp ứng với tín hiệu trực tiếp và không trực tiếp khi nhìn vào mắt.
Kết quả
Khi nhìn trực tiếp vào mắt, trẻ 2 tuổi bị tự kỷ nhìn ra phía khác không nhanh hơn trẻ phát triển bình thường; độ trễ của trong ánh mắt của trẻ không dứt khoát cũng như không theo hướng của mức độ tín hiệu vào mắt. Thêm nữa, tín hiệu trực tiếp tác động lên số lần nhìn của trẻ tự kỷ mạnh hơn so với ở trẻ phát triển bình thường. Khi tiếp xúc với các tín hiệu xã hội tiềm ẩn, trẻ 2 tuổi bị tự kỷ không chuyển ánh mắt cũng như không khéo léo ngoảnh mắt ra các vị trí xung quanh.
Kết luận
Kết quả nghiên cứu chứng minh giả thuyết về ánh mắt ác cảm là không có căn cứ; thay vào đó, tại thời điểm chẩn đoán lần đầu, giảm sự tương tác bằng mắt ở trẻ tự kỷ phù hợp với sự thờ ơ bị động với các tín hiệu xã hội từ của ánh mắt người khác.
Nguồn: The American Journal of Psychiatry
http://ajp.psychiatryonline.org/doi/full/10.1176/appi.ajp.2016.15091222