Những người cha sử dụng cocaine vào thời điểm thụ thai có thể làm cho con cái của họ có nguy cơ khiếm khuyết trong học tập và giảm trí nhớ. Các phát hiện của nghiên cứu trên động vật đã được công bố trên tạp chí Molecular Psychiatry bởi một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trường Y khoa Perelman thuộc Đại học Pennsylvania. Các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện này cho thấy việc lạm dụng ma túy của người cha –độc lập với những ảnh hưởng đã được xác định rõ của việc sử dụng cocaine của các bà mẹ - có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển nhận thức của con trai của họ.
Cuộc nghiên cứu do Tiến sĩ Mathieu Wimmer đứng đầu, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ trong phòng thí nghiệm của giáo sư R. Christopher Pierce, giáo sư về khoa học thần kinh trong tâm thần tại trường Y khoa Perelman thuộc Đại học Pennsylvania, đã tìm ra bằng chứng cho thấy con trai của những người cha đã sử dụng cocaine trước khi thụ thai gặp khó khăn trong việc tạo các ký ức mới. Những phát hiện của họ chứng minh rằng những con đực – chứ không phải các con cái - của các chuột bố đã dùng cocain trong một khoảng thời gian dài không thể nhớ được vị trí của các đồ vật xung quanh và giảm tính mềm dẻo của synap thần kinh ở vùng hải mã, vùng não quan trọng cho việc học tập và sự định hướng trong không gian ở người và gặm nhấm.
Tác giả chính, tiến sĩ R. Christopher Pierce, giáo sư về khoa học thần kinh trong tâm thần tại trường Y khoa Perelman thuộc Đại học Pennsylvania cho biết: "Những kết quả này cho thấy con trai của những người bố nghiện cocaine nam có thể có nguy cơ giảm sút trong học tập”.
Pierce và các đồng nghiệp đề xuất rằng cơ chế di truyền biểu sinh là gốc rễ của vấn đề. Di truyền biểu sinh đề cập đến các đặc điểm di truyền không phải do những thay đổi trong chuỗi DNA, như trường hợp di truyền không thừa kế. DNA bị quấn chặt xung quanh các protein gọi là histones, giống như sợi quanh cuộn chỉ, và những thay đổi hóa học đối với histones ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen, đó là một quá trình biểu sinh.
Nghiên cứu của họ cho thấy việc sử dụng cocain của các ông bố gây ra những thay đổi biểu sinh trong não con trai của họ, qua đó thay đổi biểu hiện của các gen quan trọng đối với sự hình thành trí nhớ. D-serine, một phân tử thiết yếu cho trí nhớ, đã cạn kiệt ở những con chuột đực mà chuột bố đã dùng cocaine và việc bổ sung lượng D-serin trong hồi hải mã cải thiện việc học tập ở những con chuột này.
Phối hợp với tiến sĩ Benjamin Garcia, giáo sư hóa sinh và sinh lý học thuộc Viện Di truyền biểu sinh học tại Trường Y khoa Perelman, các tác giả cho thấy lạm dụng cocaine ở người cha làm thay đổi các dấu hiệu hóa học trên histones trong não của con trai họ, mặc dù người con chưa bao giờ tiếp xúc với cocaine. Sự điều chỉnh hóa học của histones đã được thay đổi để hỗ trợ việc sao chép các gen trong hồi hải mã của những con chuột đực với tiền sử gia đình sử dụng cocaine, cho phép sản xuất nhiều hơn enzym D-amino acid oxidase, làm suy giảm D-serine. Các tác giả đề xuất rằng sự tăng giải mã của enzym, do những thay đổi trong bối cảnh di truyền biểu sinh, gây ra các vấn đề về trí nhớ ở con đực của những con chuột bố nghiện.
"Có một sự quan tâm đáng kể đến sự phát triển của D-serine và các hợp chất liên quan, được dung nạp tốt bởi con người, như các liệu pháp điều trị bằng thuốc", Pierce nói. "Khả năng của D-serine để đảo ngược tác dụng tiêu cực của cocaine của họ hàng bên nội khi nghiên cứu trên học tập cho thấy tiềm năng về lâm sàng có liên quan đến nghiên cứu của chúng tôi.”
Nguồn: Science Daily
https://www.sciencedaily.com/releases/2017/02/170223114801.htm