Tóm tắt
Mục tiêu:
Các tác giả kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của thuốc chống trầm cảm được phối hợp thêm với thuốc chống loạn thần trong điều trị tâm thần phân liệt.
Phương pháp:
Các cơ sở dữ liệu và các ấn bản trước đây được tìm kiếm trong tháng 6 năm 2015 để xác định tất cả các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng của việc phối bất kỳ thuốc chống trầm cảm nào so với nhóm kết hợp giả dược hoặc không điều trị ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Các triệu chứng trầm cảm và triệu chứng âm tính (kết quả chính), các triệu chứng chung, các triệu chứng dương tính, các tác dụng phụ, sự trầm trọng hơn của loạn thần và tỷ lệ đáp ứng được đánh giá. Phân nhóm, hồi quy meta, và phân tích độ nhạy đã được thực hiện, cũng như các điều tra về thiên hướng xuất bản và nguy cơ của sự thiên vị.
Kết quả:
80 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với tổng cộng 3,608 người tham gia nghiên cứu. Phối hợp các thuốc chống trầm cảm hiệu quả hơn so với nhóm chứng đối với các triệu chứng trầm cảm, các triệu chứng âm tính, các triệu chứng tổng thể, các triệu chứng dương tính, chất lượng cuộc sống, và tỷ lệ đáp ứng.
Các hiệu quả trên các triệu chứng trầm cảm và triệu chứng âm tính là rõ rệt hơn khi ngưỡng tối thiểu của các triệu chứng này là các tiêu chuẩn chọn lựa. Không có sự khác biệt đáng kể giữa thuốc chống trầm cảm và nhóm chứng về sự trầm trọng hơn của loạn thần, sự bỏ cuộc trong điều trị, và số bệnh nhân có ít nhất một tác dụng không mong muốn. Nhiều bệnh nhân dùng bổ sung thuốc chống trầm cảm xuất hiện đau bụng, táo bón, chóng mặt, và khô miệng.
Kết luận:
Phân tích các kết quả chính (các triệu chứng trầm cảm và âm tính) cho thấy những hiệu quả có lợi của việc phối hợp thuốc chống trầm cảm. Sự kết hợp này có thể trọn vẹn hơn nếu nguy cơ làm nặng triệu chứng loạn thần thấp hơn và ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, các phân tích thứ cấp và phân nhóm nhỏ nên được xem xét và hiểu một cách thận trọng.
Nguồn:
http://ajp.psychiatryonline.org/doi/abs/10.1176/appi.ajp.2016.15081035