Mục tiêu nghiên cứu:
Ảnh hưởng xấu của mê sảng về tỷ lệ tử vong lâu dài ở những bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện đã được ghi nhận , trong khi ảnh hưởng của nó trên các bệnh nhân cao tuổi tại khoa Cấp cứu (Emergency Department) vẫn còn chưa rõ ràng. Tương tự, hậu quả của tình trạng mê sảng ở bệnh nhân tại nhà điều dưỡng được điều trị tại khoa cấp cứu cũng chưa sáng tỏ. do đó, chúng tôi tìm kiếm để xác định xem liệu tình trạng mê sảng trong khoa cấp cứu có độc lập với tỷ lệ tử vong trong 6 tháng ở những bệnh nhân lớn tuổi và liệu mối quan hệ này có thay đổi bởi việc chăm sóc trong nhà dưỡng lão hay không.
Phương pháp:
Nghiên cứu tiến cứu đã được tiến hành tại một cơ sở chăm sóc sức khỏe, khoa cấp cứu, lấy mẫu thuận tiện, và bao gồm những bệnh nhân nói tiếng Anh người ở độ tuổi 65 tuổi trở lên và đang ở trong khoa cấp cứu ít hơn 12 giờ tại thời điểm nghiên cứu. loại trừ bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu, đã được nghiên cứu trước đó, bệnh nhân không thể thực hiện theo các lệnh đơn giản ở mức cơ bản, đã hôn mê, hoặc có thông tin không đầy đủ. Phương pháp đánh giá tính trạng lú lẫn cho các đơn vị chăm sóc đặc biệt được sử dụng để xác định tình trạng mê sảng và được quản lý bởi các trợ lý nghiên cứu đã được đào tạo. tỷ lệ hồi quy Cox đã được thực hiện để xác định xem tình trạng mê sảng trong khoa cấp cứu độc lập với tỷ lệ tử vong trong 6 tháng sau khi điều chỉnh theo tuổi, gánh nặng bệnh tật, mức độ nghiêm trọng của bệnh, mất trí, sự phụ thuộc chức năng, và cư trú tại nhà dưỡng lão. Để kiểm tra xem ảnh hưởng của tình trạng mê sảng trong khoa cấp cứu trên tỷ lệ tử vong 6 tháng bị tác động bởi việc chăm sóc tại viện dưỡng lão, một thuật ngữ tương tác (mê sảng * nhà dưỡng lão) đã được đưa vào mô hình đa biến. Tỷ số rủi ro với khoảng tin cậy 95% của họ đã được báo cáo.
Kết quả:
Trong số 628 bệnh nhân tham gia, có 108 bệnh nhân (17,2%) mê sảng trong khoa cấp cứu và 58 bệnh nhân trong nhà dưỡng lão. Đối với toàn bộ nghiên cứu, tỷ lệ tử vong trong 6 tháng cao hơn ở nhóm mê sảng so với nhóm không mê sảng (37,0% so với 14,3%). Mê sảng là một yếu tố dự báo độc lập của việc tăng tỷ lệ tử vong trong 6 tháng (tỷ lệ nguy hiểm1,72; khoảng tin cậy 95% 1,04-2,86) sau khi điều chỉnh theo tuổi, gánh nặng bệnh tật, mức độ nghiêm trọng của bệnh, mất trí nhớ, sự phụ thuộc chức năng, và cư trú tại nhà dưỡng lão. Sự tương tác "mê sảng * nhà dưỡng lão" là không có ý nghĩa (P = 0,86), cho biết nơi cư trú không có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tình trạng mê sảng trong khoa cấp cứu và tỷ lệ tử vong trong 6 tháng.
Kết luận:
Mê sảng ở bệnh nhân lớn tuổi tại khoa cấp cứu là một yếu tố dự báo độc lập của việc tăng tỷ lệ tử vong trong 6 tháng, và điều này xuất hiện ở tất cả tình trạng nhà dưỡng lão.