BỘ MÔN TÂM THẦN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

 

  •  
  • Giới thiệu
    • Lịch sử
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Tổ chức Bộ môn
  • Đào tạo
    • Đào tạo sau đại học
      • Đào tạo Nghiên cứu sinh
      • Đào tạo Chuyên khoa II
      • Đào tạo Cao học
      • Đào tạo Nội trú
      • Đào tạo Chuyên khoa I
    • Đào tạo đại học
      • Qui chế
      • Nội qui của Bộ môn
      • Lịch giảng
      • Chương trình đào tạo
    • Đào tạo theo yêu cầu xã hội
  • Dịch vụ khám chữa bệnh
    • Công tác khám chữa bệnh
    • Rối loạn tâm thần
      • Trầm cảm
      • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt
      • Rối loạn stress sau sang chấn
      • Các rối loạn tic
      • Rối loạn tăng động - giảm chú ý
      • Rối loạn ăn uống
      • Rối loạn giấc ngủ
      • Rối loạn lo âu
      • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
      • Tâm thần phân liệt
    • Lịch khám
  • Nghiên cứu khoa học
    • Luận văn, luận án của Bộ môn
    • Đề tài nghiên cứu khoa học
  • Hợp tác trong và ngoài nước
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác ngoài nước
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • /
  • tin khoa học
  • /
  • Nghiên cứu quan sát 5 năm trên bệnh nhân trầm cảm kháng trị điều trị với kích thích thần kinh phế vị hoặc điều trị thông thường: So sánh tỷ lệ đáp ứng, thuyên giảm và tự sát

Nghiên cứu quan sát 5 năm trên bệnh nhân trầm cảm kháng trị điều trị với kích thích thần kinh phế vị hoặc điều trị thông thường: So sánh tỷ lệ đáp ứng, thuyên giảm và tự sát

Thứ tư, 12/04/2017

Mục tiêu:

Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định liệu rằng kết hợp liệu pháp kích thích thần kinh phế vị với các phương pháp điều trị như thường lệ trong trầm cảm có tiên lượng lâu dài tốt hơn so với việc chỉ điều trị thông thường.

Phương pháp:

Nghiên cứu quan sát, tiến cứu, không ngẫu nhiên, kéo dài 5 năm được tiến hành tại 61 địa điểm tại Hoa Kỳ và bao gồm 795 bệnh nhân mắc giai đoạn trầm cảm chủ yếu (trầm cảm đơn cực hoặc lưỡng cực) kéo dài ít nhất 2 năm hoặc có ba giai đoạn trầm cảm hoặc nhiều hơn (bao gồm cả hiện tại), và những người đã thất bại với bốn biện pháp điều trị trầm cảm hoặc nhiều hơn (bao gồm cả sốc điện). Bệnh nhân có tiền sử rối loạn loạn thần hoặc rối loạn lưỡng cực đảo pha nhanh được loại trừ. Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tiên là tỷ lệ đáp ứng, được định nghĩa sự giảm xuống ≥50% trên thang điểm đánh giá trầm cảm Montgomery-Åsberg (MADRS) tại bất kỳ lần khám nào sau khi hết liệu trình trong 5 năm nghiên cứu. Phương pháp đánh giá hiệu quả thứ hai là tỷ lệ thuyên giảm.

Kết quả:

Các bệnh nhân trầm cảm mạn tính từ vừa đến nặng ở mức ban đầu (điểm số MADRS trung bình là 29,3 [SD = 6,9] đối với nhóm điều trị như thường lệ và 33,1 [SD = 7,0] đối với nhóm kết hợp kích thích thần kinh phế vị). Kết quả cho thấy nhóm kết hợp có kết  quả lâm sàng tốt hơn so với nhóm chỉ điều trị như bình thường, bao gồm tỷ lệ đáp ứng cao hơn có ý nghĩa (67,6% so với 40,9%) và tỷ lệ thuyên giảm cao hơn có ý nghĩa (thuyên giảm lần đầu, 43,3% so với 25,7%).

Một phân tích cho thấy trong số những bệnh nhân có tiền sử đáp ứng với sốc điện, những người trong nhóm kết hợp với kích thích thần kinh phế vị có có tỷ lệ đáp ứng cao hơn đáng kể so với nhóm điều trị thông thường (71,3% so với 56,9%). Sự khác biệt tương tự cũng đã được nhận thấy ở những người không đáp ứng với sốc điện (59,6% so với 34,1%).

Kết luận:

Nghiên cứu này là nghiên cứu quan sát lâu dài nhất và lớn nhất về hiệu quả điều trị trong trầm cảm kháng trị và cung cấp thêm bằng chứng cho thấy kết hợp kích thích thần kinh phế vị làm tăng cường tác dụng chống trầm cảm so với điều trị thông thường ở nhóm bệnh nhân nặng này.

Tin tức khác
  • Methylphenidate và nguy cơ loạn thần ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi

    Thursday, June 20, 2019
  • Tối ưu hóa liều của thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin, venlafaxine, và mirtazapine cho trầm cảm điển hình: nghiên cứu hệ thống và phân tích gộp đáp ứng theo liều

    Monday, June 10, 2019
  • Các yếu tố dự báo toan tự sát trong tương lai ở thanh thiếu niên với ý tưởng tự sát hoặc hành vi tự gây hại không tự sát

    Friday, March 22, 2019
  • Nghiên cứu thuần tập về hành vi tự làm hại ở người cao tuổi trong cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu: tỉ lệ, quản lý lâm sàng, và nguy cơ tự sát và các nguyên nhân tử vong khác

    Friday, March 8, 2019
GIỚI THIỆU
  • Sứ mệnh - Tầm nhìn
  • Lịch sử
  • Sơ đồ tổ chức
  • Công khai cơ sở dữ liệu
DÀNH CHO CÁN BỘ
  • Tin nội bộ
  • Quy trinh ISO
  • Tra cứu văn bản
  • Thư viện ảnh
  • Lịch tuần
DÀNH CHO SINH VIÊN
  • Cổng thông tin Sinh viên
  • Tin tức Học bổng
  • Cẩm nang tài liệu
  • Mẫu văn bản giấy tờ
  • Tư vấn giới thiệu việc làm
DÀNH CHO KHÁCH
  • Địa chỉ-Sơ đồ đường đi
  • Danh bạ
  • Đề án quy hoạch tổng thể
  • Chương trình đào tạo
  • Liên kết website
CÁC MẪU BIỂU
  • Hành chính
  • Nghiên cứu khoa học
  • Hội đồng đạo đức
  • Tài chính kế toán
  • Hợp tác quốc tế
  • Tỗ chức cán bộ
  • Công nghệ thông tin
CƠ SỞ DỮ LIỆU
  • Chuyên gia y tế
  • Ấn phẩm và Sách
  • Kết quả NCKH
  • Chuyên đề - Luận văn
  • Từ điển Y học
  • Mạng lưới Cựu Sinh viên
CHUYÊN MỤC
  • Khảo thí & đảm bảo chất lượng
  • Phát triển chương trình
  • Elearning- Học trực tuyến
  • Thư viện điên tử
  • Tạp chí nghiên cứu y học
  • Tổ chức cán bộ
ĐÀO TẠO
  • Đại học
  • Sau Đại học
  • Chương trinh tiên tiến
  • Chương trình đào tạo liên tục
  • Đào tạo theo nhu cầu xã hội



Bản quyền thuộc trường Đại học Y Hà Nội

Giấy phép số 453/ GP-BC do Bộ Thông tin và Truyền Thông cấp ngày 19/10/ 2007