Mục tiêu:
Các tác giả tìm cách xác định nguy cơ pha hưng cảm cấp do điều trị liên quan đến methylphenidate, được sử dụng trong liệu pháp đơn trị hoặc phối hợp với một thuốc chỉnh khí sắc, ở những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực.
Phương pháp:
Sử dụng dữ liệu tại Thụy Điển, các tác giả đã xác định 2.307 người trưởng thành mắc rối loạn lưỡng cực khởi đầu điều trị với methylphenidate trong giai đoạn từ 2006 - 2014. Nhóm nghiên cứu được chia thành hai nhóm: những người có và không phối hợp với các thuốc chỉnh khí sắc. Để điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu cho từng cá nhân, bao gồm mức độ nghiêm nặng của rối loạn, yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường, các phân tích hồi quy Cox được sử dụng, điều kiện trên từng cá nhân để so sánh tỷ lệ hưng cảm (được xác định là nhập viện để điều trị hưng cảm hoặc một đợt sử dụng thuốc chính khí sắc mới) 0-3 tháng và 3-6 tháng sau khi bắt đầu dùng thuốc sau giai đoạn không điều trị.
Kết quả:
Bệnh nhân dùng đơn trị liệu methylphenidate cho thấy tỷ lệ hưng cảm tăng lên trong vòng 3 tháng sau khi bắt đầu dùng thuốc (hazard ratio = 6.7, 95% CI = 2.0-22.4), và kết quả tương tự trong 3 tháng tiếp theo. Ngược lại, đối với những bệnh nhân dùng thuốc chỉnh khí sắc, nguy cơ hung cảm là thấp hơn sau khi bắt đầu methylphenidate (hazard ratio = 0,6, 95% CI = 0,4-0,9). Các kết quả có thể so sánh được quan sát khi chỉ tính đến các trường hợp nhập viện do hung cảm.
Kết luận:
Không có bằng chứng nào cho thấy có mối liên hệ giữa methylphenidate và hưng cảm cấp do điều trị ở những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực được phối hợp điều trị với thuốc chỉnh khí sắc. Điều này rất quan trọng về mặt lâm sàng vì 20% bệnh nhân rối loạn lưỡng cực có đồng diễn ADHD. Do tỷ số rủi ro của hưng cảm tăng lên đáng kể khi bắt đầu sử dụng methylphenidate ở bệnh nhân lưỡng cực không dùng thuốc chỉnh khí sắc, cần thiết đánh giá cẩn thận để loại trừ rối loạn lưỡng cực trước khi bắt đầu dùng đơn trị liệu với các thuốc kích thần.
Nguồn: APA
http://ajp.psychiatryonline.org/doi/abs/10.1176/appi.ajp.2016.16040467