BỘ MÔN TÂM THẦN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

 

  •  
  • Giới thiệu
    • Lịch sử
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Tổ chức Bộ môn
  • Đào tạo
    • Đào tạo sau đại học
      • Đào tạo Nghiên cứu sinh
      • Đào tạo Chuyên khoa II
      • Đào tạo Cao học
      • Đào tạo Nội trú
      • Đào tạo Chuyên khoa I
    • Đào tạo đại học
      • Qui chế
      • Nội qui của Bộ môn
      • Lịch giảng
      • Chương trình đào tạo
    • Đào tạo theo yêu cầu xã hội
  • Dịch vụ khám chữa bệnh
    • Công tác khám chữa bệnh
    • Rối loạn tâm thần
      • Trầm cảm
      • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt
      • Rối loạn stress sau sang chấn
      • Các rối loạn tic
      • Rối loạn tăng động - giảm chú ý
      • Rối loạn ăn uống
      • Rối loạn giấc ngủ
      • Rối loạn lo âu
      • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
      • Tâm thần phân liệt
    • Lịch khám
  • Nghiên cứu khoa học
    • Luận văn, luận án của Bộ môn
    • Đề tài nghiên cứu khoa học
  • Hợp tác trong và ngoài nước
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác ngoài nước
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • /
  • tin khoa học
  • /
  • Những liên quan giữa rối loạn giấc ngủ và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Những liên quan giữa rối loạn giấc ngủ và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Chủ nhật, 22/05/2016
 Tổng quan
 Tăng động giảm chú ý (ADHD) có liên quan phổ biến với rối loạn giấc ngủ ở các mức độ khác nhau. Mối quan hệ giữa vấn đề giấc ngủ và ADHD, các rối tâm thần đồng diễn và việc dùng thuốc là rất phức tạp và theo nhiều chiều hướng khác nhau. Bằng chứng từ những nghiên cứu đã công bố so sánh giấc ngủ của các bệnh nhân ADHD với nhóm chứng cho thấy các rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất ở bệnh nhân ADHD là: giảm nhịp thở/ ngừng thở và những chuyển động của chi trong khi ngủ hoặc rối loạn khi nghiên cứu hình ảnh giấc ngủ ban đêm; gia tăng giai đoạn khởi phát đầu tiên của giấc ngủ và thời gian ngủ ngắn hơn trong những nghiên cứu hình ảnh; và mất ngủ vào thời điểm đi ngủ; khó khăn với thức dậy vào buổi sáng, giai đoạn đầu của giấc ngủ gặp khó khăn, rối loạn thở khi ngủ, thức giấc vào buổi đêm và buồn ngủ khi ban ngày trong đối tượng nghiên cứu. ADHD cũng thường xuyên trùng khớp với rối loạn giấc ngủ (cấu trúc giấc ngủ, rối loạn chuyển động chi, hội chứng chân không nghỉ và rối loạn nhịp thức ngủ 24h). Thuốc kích thần có liên quan đến sự gián đoạn và đảo lộn giấc ngủ, nhưng cũng “đối ngược” làm ổn định nhiều bệnh nhân có rối loạn ADHD bằng cách giảm bớt triệu chứng của họ. Những thuốc tác dụng kéo dài có thể không đủ thời gian của tác dụng, dẫn đến những triệu chứng phản hồi khi đi ngủ. Những hướng dẫn hiện thời khuyến cáo lượng giá rối loạn giấc ngủ trong khi kiểm tra ADHD, và trước giai đoạn mở đầu của liệu pháp hóa dược, với sức khỏe giấc ngủ thực hiện lựa chọn hàng đầu cho rối loạn giấc ngủ. Bài đánh giá này mục đích cung cấp một sự hiểu biết tổng quát về những mối quan hệ giữa ADHD và giấc ngủ, và chỉ ra một mô thức của của cách can thiệp: ADHD có thể gây rối loạn giấc ngủ như là bản chất chính của rối loạn; vấn đề giấc ngủ có thể gây ra hoặc giống ADHD; ADHD và vấn đề giấc ngủ có thể tương tác với nhau, là hậu quả của nhau và có thể liên quan đến đồng bệnh lý, và ADHD và vấn đề giấc ngủ có thể có một điểm chung phía dưới nguyên nhân thần kinh học.
 Mối quan hệ về rối loạn giấc ngủ với ADHD
 Chẩn đoán những rối loạn giấc ngủ dựa trên dạng của chủ thể và/hoặc đối tượng tiêu chuẩn, chẳng hạn Phân loại rối loạn giấc ngủ quốc tế (Hiệp hội giấc ngủ y học Mỹ). Rối loạn giấc ngủ đặc trưng có mối liên quan với ADHD hoặc giống triệu chứng ADHD, và hệ thống hình ảnh cho vấn đề giấc ngủ và rối những rối loạn được khuyến cáo trong suốt thời kỳ đầu được đánh giá và kiểm soát của những bệnh nhân có ADHD (Cortese và cộng sự). Thiếu ngủ ở trẻ em được cho là có các biểu hiện về nhận thức, hành vi và chức năng trùng lặp với triệu chứng cốt lõi của ADHD (O’Brien 2009; Owens và cộng sự 2013). Thực nghiệm đã chứng minh thiếu ngủ tác động đến sự chú ý và chức năng nhận thức cao cấp (Beebe 2011) và được chỉ ra rằng có ảnh hưởng đến chức năng nhận thức hành vi đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ (Gruber và cộng sự 2011). Cho đến hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu thực tiễn nào chỉ ra rằng thiếu ngủ gây ra tăng động, xung động hoặc các biểu hiện bên ngoài ở trẻ nhỏ (Beebe 2011), mặc dù nhận thức rằng tăng động “đối lập”  tồn tại như một đáp ứng hành vi buồn ngủ vào ban ngày (Owens và cộng sự 2013; Owens 2008). Những nghiên cứu mô tả gần đây về quá trình phát triển của trẻ em đã chỉ ra rằng thời gian giấc ngủ ngắn có mối tương quan với triệu chứng và hành vi giống ADHD được ghi nhận bởi cha mẹ (Paavonen và cộng sự 2009; Pesonen và cộng sự 2010) và các giáo viên (Gruber và cộng sự 2012b).
 Rối loạn tắc nghẽn và ngừng thở khi ngủ
 Một nghiên cứu tổng quan có hệ thống gần đây đã chỉ ra rằng sự phổ biến của ngừng thở khi ngủ ở những bệnh nhân ADHD (25-30%) cao hơn so với dân số nói chung (khoảng 3%) (Youssef và cộng sự 2011)
 Hội chứng chân không nghỉ và rối loạn vận động chi
 Hội chứng chân không nghỉ (RLS) là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi một sự thôi thúc không thể cưỡng lại để di chuyển chân để làm giảm cảm giác khó chịu ở phần còn lịa của cơ thể (Picchietti và Picchietti 2010). Trong khi 2% số trẻ trong độ tuổi phát triển và thiếu niên (tuổi 8-17) được ghi nhận đủ tiêu chuẩn cho hội chứng chân không nghỉ (Picchietti và cộng sự 2007), trên 44% trẻ bị ADHD có hội chứng chân không nghỉ, và 26% trẻ có hội chứng chân không nghỉ có những triệu chứng của ADHD
 Rối loạn chu kỳ ngủ
 Khó ngủ rất phổ biến, đặc biệt là trong thời thanh thiếu niên: một phân tích tổng hợp các nghiên cứu giấc ngủ thanh thiếu niên cho thấy trên thế giới một hành vi trì hoãn mô hình nhịp thức – ngủ bao gồm trì hoãn giai đoạn ngủ và dẫn đến kết quả sự giai tăng toàng bộ thời gian ngủ và thời gian ngủ ngày (Gradisar và cộng sự 2011).
 Mối tương quan giữa béo phì với rối loạn giấc ngủ và ADHD
 Béo phì lần lượt tương quan với rối loạn nhịp thở khi ngủ và những rối loạn giấc ngủ khác (Cortese và cộng sự 2008b), thời gian ngủ ngắn (Taheri và cộng sự 2004) và thời gian trên giường ngắn (Hart và cộng sự 2013). Những thói quen ăn uống bất thường có liên quan với ADHD (ví dụ., ăn vô độ ) có thể làm gia tăng béo phì (Cortese và Vincenzi 2012), và trong những thanh thiếu niên không bị ADHD có béo phì thì thời gian giấc ngủ ngày được thấy có tương quan với số lượng triệu chứng ADHD (Cortese và cộng sự 2007).
 Những tác động của thuốc điều trị ADHD lên giấc ngủ
 Các thuốc ADHD được biết đến có ảnh hưởng đến giấc ngủ ở rất nhiều trường hợp, và khuyến cáo hướng dẫn rằng giấc ngủ cần được đánh giá một cách cẩn thận trước khi bắt đầu điều trị ADHD bằng hóa dược.
 Quản lý những rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân ADHD
 Cả hướng dẫn Châu Âu và Mỹ khuyến cáo đánh giá rối loạn giấc ngủ trong khi kiểm tra những cá nhân nghi ngờ có ADHD, trước khi bắt đầu liệu pháp hóa dược (Graham et al. 2011; Wolraich et al. 2011). Cách tiếp cận này cho phép phân biệt bất kỳ rối loạn giấc ngủ nào gây ra bởi rối loạn với những trường hợp gây ra bởi thuốc.
 Kết luận
 ADHD thường kết hợp với rối loạn giấc ngủ được đánh giá bởi chủ quan và khách quan. Mối quan hệ giữa ADHD và vấn đề giấc ngủ là phức tạp và hai chiều, và được tạo ra bởi sự tương tác giữa thuốc điều trị ADHD và những bệnh lý tâm thần đi kèm và các thuốc có liên quan. Hiểu được những thành phần và các mối liên hệ này là quan trong khi đánh giá và quản lý bệnh nhân ADHD. Theo như những khuyến cáo trong hướng dẫn hiện hành, rối loạn giấc ngủ nên được loại trừ trước khi chẩn đoán hoặc điều trị ADHD. Béo phì và các bệnh tâm thần đi kèm (ví dụ: lo âu và trầm cảm) cũng có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ và cần được xác định và điều trị thích hợp. Những tác dụng nhiều mặt của thuốc hoạt hóa trên giấc ngủ ở bệnh nhân ADHD là đặc biệt quan trọng đối với các nhà lâm sàng khi lượng giá các lựa chọn điều trị cho bệnh nhân. Những thuốc hoạt hóa có thể làm gián đoạn hoặc cải thiện giấc ngủ ở những bệnh nhân khác nhau, phụ thuộc không chỉ vào bản chất bệnh của bệnh nhân mà còn phụ thuộc vào liều thuốc, phân nhóm, dạng thuốc và thời gian hiệu quả. Quản lý hiệu quả các vấn đề liên quan giấc ngủ gây ra bởi ADHD và điều trị của chúng có thể không chỉ làm giảm bớt các triệu chứng có liên quan giấc ngủ, mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của cha mẹ và những người chăm sóc trẻ bị gây rối dẫn đến mất ngủ.
 
Nguồn:
Hvolby, A. (2015). Associations of sleep disturbance with ADHD: implications for treatment. Attention Deficit and Hyperactivity Disorders, 7(1), 1–18. http://doi.org/10.1007/s12402-014-0151-0.
Tin tức khác
  • Methylphenidate và nguy cơ loạn thần ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi

    Thursday, June 20, 2019
  • Tối ưu hóa liều của thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin, venlafaxine, và mirtazapine cho trầm cảm điển hình: nghiên cứu hệ thống và phân tích gộp đáp ứng theo liều

    Monday, June 10, 2019
  • Các yếu tố dự báo toan tự sát trong tương lai ở thanh thiếu niên với ý tưởng tự sát hoặc hành vi tự gây hại không tự sát

    Friday, March 22, 2019
  • Nghiên cứu thuần tập về hành vi tự làm hại ở người cao tuổi trong cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu: tỉ lệ, quản lý lâm sàng, và nguy cơ tự sát và các nguyên nhân tử vong khác

    Friday, March 8, 2019
GIỚI THIỆU
  • Sứ mệnh - Tầm nhìn
  • Lịch sử
  • Sơ đồ tổ chức
  • Công khai cơ sở dữ liệu
DÀNH CHO CÁN BỘ
  • Tin nội bộ
  • Quy trinh ISO
  • Tra cứu văn bản
  • Thư viện ảnh
  • Lịch tuần
DÀNH CHO SINH VIÊN
  • Cổng thông tin Sinh viên
  • Tin tức Học bổng
  • Cẩm nang tài liệu
  • Mẫu văn bản giấy tờ
  • Tư vấn giới thiệu việc làm
DÀNH CHO KHÁCH
  • Địa chỉ-Sơ đồ đường đi
  • Danh bạ
  • Đề án quy hoạch tổng thể
  • Chương trình đào tạo
  • Liên kết website
CÁC MẪU BIỂU
  • Hành chính
  • Nghiên cứu khoa học
  • Hội đồng đạo đức
  • Tài chính kế toán
  • Hợp tác quốc tế
  • Tỗ chức cán bộ
  • Công nghệ thông tin
CƠ SỞ DỮ LIỆU
  • Chuyên gia y tế
  • Ấn phẩm và Sách
  • Kết quả NCKH
  • Chuyên đề - Luận văn
  • Từ điển Y học
  • Mạng lưới Cựu Sinh viên
CHUYÊN MỤC
  • Khảo thí & đảm bảo chất lượng
  • Phát triển chương trình
  • Elearning- Học trực tuyến
  • Thư viện điên tử
  • Tạp chí nghiên cứu y học
  • Tổ chức cán bộ
ĐÀO TẠO
  • Đại học
  • Sau Đại học
  • Chương trinh tiên tiến
  • Chương trình đào tạo liên tục
  • Đào tạo theo nhu cầu xã hội



Bản quyền thuộc trường Đại học Y Hà Nội

Giấy phép số 453/ GP-BC do Bộ Thông tin và Truyền Thông cấp ngày 19/10/ 2007