1. Học lâm sàng:
- Thời gian học từ 08giờ 00 phút đến 11giờ30 phút (từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần)
- 8.00 giờ: Điểm danh và giao ban sinh viên
Tua trực hôm trước báo cáo giao ban và làm bệnh án chi tiết giảng. Bệnh nhân giao ban là những bệnh nhân mới vào viện trong ngày trực (mỗi lớp chuẩn bị một quyển sổ A4 làm sổ giao ban).
- Sau giao ban các nhóm về bệnh phòng học tập, xem bệnh nhân tại bệnh phòng quản lý, xem bệnh nhân giảng.
- Giảng lâm sàng theo lịch cụ thể. Trước khi giảng tất cả các SV phải khám bệnh nhân sẽ giảng lâm sàng và tổ trưởng liên hệ trước với giáo viên giảng bài buổi ngày hôm đó.
- Làm bệnh án: mỗi tuần, mỗi bạn sinh viên phải làm một bệnh án nộp cho bộ môn. Các giảng viên sẽ đọc và góp ý để giúp các SV học lâm sàng tốt hơn, đồng thời thông qua bệnh án này bộ môn chấm điểm và lấy điểm để xét tư cách thi lâm sàng . Nộp bệnh án vào giờ giao ban Thứ 5 (tuần 1), Thứ 4( tuần 2), Thứ 2 ( tuần 3). Không được đánh máy bệnh án. Nếu nộp muộn hoặc trùng bệnh nhân hoặc làm bệnh án đánh máy sẽ bị 0 điểm.
2. Trực bệnh viện:
- Thời gian:
- Ngày thường : từ17giờ 30 phút – 07giờ30 phút.
- Ngày nghỉ: Ca tối từ17giờ 30 phút – 07giờ30 phút
Ca sáng từ 07giờ 30 phút – 17giờ30 phút
- Vị trí: phòng M3,M4,M5,M6 và M7.
- Mỗi bệnh phòng 01 sinh viên (tua trực gồm 5 sinh viên)
- Sinh viên mượn chăn màn tại mỗi bệnh phòng.
- Trong tua trực
Nhận trực và bàn giao trực đúng giờ
Xem các bệnh nhân vào viện và làm bệnh án để giao ban sinh viên
Theo dõi, tham gia xử trí bệnh nhân theo phân công của trưởng tua trực.
Ghi chép tình hình bệnh nhân, diễn biến đặc biệt trong tua trưc, làm bênh án để giao ban vào sổ giao ban. Chú ý: bàn giao sổ giao ban giữa các nhóm trưc.
Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng các đồ dùng trong phòng giao ban (máy tính, máy in, tivi...) khi không được cho phép. Nếu vi phạm sẽ không đủ điều kiện thi lâm sàng.
3. Nội dung và mục tiêu học tập.
Trong thời gian học môn tâm thần, sinh viên cần nắm vững các vấn đề sau:
- Triệu chứng học
- Các bệnh tại các khoa:
1. Rối loạn cảm xúc: rối loạn trầm cảm, hưng cảm, lưỡng cực…
2. Rối loạn loạn thần: Loạn thần cấp, tâm thần phân liệt, phân liệt cảm xúc …
3. Rối loạn liên quan đến stress: rối loạn phân ly, lo âu, dạng cơ thể…
4. Nghiện chất: nghiện rượu, trạng thái cai (RL ý thức, các HT, AG)…
5. Tâm thần nhi và người già: sa sút trí tuệ, tăng động giảm chú ý...
6. Và một số rối loạn khác có bệnh nhân trong Viện
- Nguyên tắc điều trị: Các nhóm thuốc, phương pháp thường sử dụng trong điều trị tâm thần, Liều lượng, đường dùng, tác dụng phụ không mong muốn
4. Tài liệu học tập:
1. Tâm thần học (của giáo sư Nguyễn Việt): Phần triệu chứng
2. ICD10 - mô tả và hướng dẫn chẩn đoán.
3. Tập bài giảng của Bộ môn Tâm thần.
5. Nội quy học tập:
- Sinh viên phải đi học đúng giờ (không đi muộn, về sớm)
- Giữ trật tự, không làm ồn trong bệnh viện và phòng bệnh
- Có đầy đủ dụng cụ học tập: Áo blouse, sổ học tập, thẻ SV có ảnh
- Ngày thứ 2, 4, 6 sinh viên vào phòng hành chính sau 10 giờ.
- Không vứt rác bừa bãi, giữ vệ sinh trong bệnh viện, không làm hư hỏng tài sản của bệnh viện. SV phải vệ sinh phòng học sinh viên, tự quản lý tái sản của mình tránh mất mát.
- Tuân thủ qui tắc ứng xử giữa nhân viên y tế và bênh nhân. Thường xuyên nhắc nhở, giúp đỡ họ khi cần. Không giải thích về bệnh cho người nhà nếu không thuộc phạm vi của mình.
6. Điều kiện dự thi lâm sàng:
Đi học đầy đủ, các bệnh án đủ điều kiện, không vi phạm nội quy
Trừ 1 điểm thi lâm sàng:
- Vắng không phép 1 buổi và 1 buổi muộn (2 Muộn = 1 Vắng).
- Không khám bệnh nhân trước khi giảng lâm sàng hoặc đi buồng.
- Không thực hiện nhiệm vụ trong tua trực bao gồm khám bệnh nhân mới, bệnh nhân giao ban, ghi chép sổ giao ban...
Không được dự thi lâm sàng:
- Nghỉ học ≥ 2 buổi/ 3 tuần.
- Trên 1 bệnh án dưới 5 điểm.
Đình chỉ thi:
- Sao chép bệnh án dưới mọi hình thức.
- Bỏ trực hoặc đi trực không đúng giờ sẽ không được thi lý thuyết và lâm sàng đồng thời Bộ môn sẽ gửi công văn về trường để nhà trường xử lý theo qui chế ở mức độ từ đình chỉ thi trở lên.
- Vi phạm những quy định khác của nhà trường và bệnh viện (đánh nhau, phá hoại tài sản bệnh viện, bộ môn...).