RỐI LOẠN HOẢNG SỢ
Các biểu hiện về bệnh
Bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều triệu chứng về cơ thể (đau ngực, chóng mặt, thở nhanh…). Các biểu hiện có thể nhiều hơn nữa để có thể mô tả một bệnh cảnh bên dưới.
Các đặc trưng để chẩn đoán
- Các cơn lo sợ không giải thích được bắt đầu đột ngột, phát triển nhanh chóng và có thể kéo dài trong một vài phút
- Các cơn thường xuất hiện với các triệu chứng cơ thể như: tim dập nhanh, đau ngực, cảm giác ngẹt thở, co thắt dạo dày, chóng mặt, cảm giác không thật hoặc cảm giác như tai họa đối với mình(bị điên, bị nhồi máu cơ tim, bị chết).
- Một cơn thường dẫn đến nỗi sợ hãi bị một cơn khác và phải tránh né nơi xuất hiện
- Bệnh nhân tránh các hoạt động như tập thể dục hay các hoạt động khác vì có thể gây các cơn tương tự
Chẩn đoán phân biệt
Nhiều bệnh nội khoa có thể gây các triệu chứng tương tự như cơn hoảng sợ (loạn nhịp tim, thiếu máu não, bệnh mạch vành, tuyến giáp..). Một bệnh sử và khám xét cẩn thận cần được tiến hành để loại trừ bệnh lý này.
Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và người nhà
Rối loạn hoảng sợ là phổ biến và có thể điều trị được:
- Lo âu thường gây ra các nhận cảm sợ hãi về cơ thể: đau ngực, chóng mặt, thở nhanh. Đó không phải là các dấu hiệu của bệnh lý cơ thể, chúng sẽ qua đi khi lo âu được chế ngự
- Lo âu còn gây ra những ý nghĩ: sợ chết, cảm thấy sắp bị điên loạn hoặc mất tự chủ. Các ý nghĩ cũng qua đi khi lo âu được kiểm soát
- Các biểu hiện lo âu về cơ thể và tâm thần có tác dụng củng cố lẫn nhau. Việc bệnh nhân hoảng sợ càng chú ý vào các triệu chứng cơ thể sẽ càng làm tăng cường nỗi sợ hãi.
- Một bệnh nhân cách ly hay tránh né các hoàn cảnh mà cơn hoảng sợ xuất hiện sẽ chỉ càng làm tăng thêm nỗi lo âu sợ hãi của mình
Tư vấn chăm sóc
Khuyên bệnh nhân các bước sau đây khi một cơn hoảng sợ xuất hiện:
- Ngồi một chỗ cho đến khi cơn hoảng sợ qua đi
- Tập trung vào việc chế ngự lo âu song không cần quan tâm đến các triệu chứng cơ thể.
- Tiến hành thở chậm, thư giãn. Thở quá nhanh hay quá sâu có thể gây một số triệu chứng cơ thể của cơn hoảng sợ. việc kiểm soát nhịp thở sẽ làm giảm các triệu chứng về cơ thể này.
- Tự nhủ rằng đó là môt cơn hoảng sợ, các cảm giác và suy nghĩ sợ hãi sẽ nhanh chóng qua đi. Chú ý thời gian đồng hồ, cảm giác lo âu sẽ nhanh chóng qua đi trong một vài phút.
Xác định những nỗi lo đã bị khuyếch đại và xuất hiện trong cơn hoảng sợ (bệnh nhân cơ rằng mình bị nhồi máu cơ tim)
Thảo luận cách đương đầu với các nỗi lo trong cơn hoảng sợ đó (bệnh nhân tự nhủ rằng “ tôi không bị nhồi máu cơ tim, đó là một cơn hoảng sợ và nhanh chóng qua đi”).
Các nhóm tự giúp đỡ lẫn nhau có thể giúp bệnh nhân chế ngự các triệu chứng hoảng sợ và vượt qua được nỗi sợ của mình.
Thuốc điều trị
Nhiều bệnh nhân tốt lên khi được tư vấn như trên nên không phải dùng thuốc
Nếu cơn hoảng sợ sảy ra thường xuyên và nặng hoặc có trầm cảm rõ rệt thì có thể được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm (imipramin 25mg). Với các bệnh nhân cơn sảy ra không thường xuyên và các triệu chứng nhẹ có thể điều trị bằng thuốc giải lo âu trong một giai đoạn ngắn (lorazepame 0,5mg). chú ý dùng thuốc này thường xuyên có thể gây lệ thuộc và triệu chứng rễ tái phát khi ngừng thuốc.
Tránh thử nghiệm hay dùng các thuốc không cần thiêt.
Khám chuyên khoa
- Các cơn hoảng sợ nặng, tiếp diễn sau trị liệu
- Chuyển sang trị liệu nhân thức hành vi
- Bệnh thường gây nhiều triệu chứng cơ thể. Tránh khám xét không cần thiết