BỘ MÔN TÂM THẦN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

 

  •  
  • Giới thiệu
    • Lịch sử
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Tổ chức Bộ môn
  • Đào tạo
    • Đào tạo sau đại học
      • Đào tạo Nghiên cứu sinh
      • Đào tạo Chuyên khoa II
      • Đào tạo Cao học
      • Đào tạo Nội trú
      • Đào tạo Chuyên khoa I
    • Đào tạo đại học
      • Qui chế
      • Nội qui của Bộ môn
      • Lịch giảng
      • Chương trình đào tạo
    • Đào tạo theo yêu cầu xã hội
  • Dịch vụ khám chữa bệnh
    • Công tác khám chữa bệnh
    • Rối loạn tâm thần
      • Trầm cảm
      • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt
      • Rối loạn stress sau sang chấn
      • Các rối loạn tic
      • Rối loạn tăng động - giảm chú ý
      • Rối loạn ăn uống
      • Rối loạn giấc ngủ
      • Rối loạn lo âu
      • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
      • Tâm thần phân liệt
    • Lịch khám
  • Nghiên cứu khoa học
    • Luận văn, luận án của Bộ môn
    • Đề tài nghiên cứu khoa học
  • Hợp tác trong và ngoài nước
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác ngoài nước
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • /
  • thư viện
  • /
  • Sử dụng đa chất

Sử dụng đa chất

Thứ năm, 22/08/2019

MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG ĐA CHẤT TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN LIÊN QUAN SỬ DỤNG CHẤT ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN

Bs. Nguyễn Thị Thùy Linh, ThS. Bùi Văn San

    TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả được đặc điểm sử dụng đa chất ở bệnh nhân rối loạn tâm thần liên quan sử dụng chất. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng  vấn.

Kết quả: Tuổi bắt đầu sử dụng chất trung bình là 23,3 ± 5,95 tuổi. 96,97% đối tượng sử dụng ATS, 60,61% sử dụng cần sa, 45,45% sử dụng rượu, 21,21% dùng heroin, 6,06% dùng ketamin. Mô hình số chất kết hợp: 2 chất là 76,76%, 3 chất là 24,24%. Không có kể hợp nhiều hơn 3 chất.Kết luận: các bệnh nhân có sử dụng nhiều chất khác nhau trong quá khứ hoặc hiện tại, nhiều chất được sử dụng kết hợp như rượu với ATS, cần xa với ATS ngày càng phổ biến.

Summary

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất nước phát triển theo hướng toàn cầu hóa và hội nhập Quốc tế đã đem đến cho nước ta nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, đồng thời cũng đặt nước ta trước những nguy cơ lây nhiễm bệnh tật nguy hiểm, xuất hiện nhiều loại hình giải trí đi kèm với các tệ nạn xã hội nổi bật là vấn đề sử dụng các chất gây nghiện (thuốc phiện, các chất dạng amphetamin, ketamine, rượu, cocain…).

Thuật ngữ  “ sử dụng đa chất ” được biết đến rộng rãi hơn bằng mô tả việc sử dụng nhiều hơn một chất trong một thời gian xác định, đồng thời hoặc vào các thời điểm khác nhau cho mục đích điều trị hoặc giải trí [3]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng số lượng người sử dụng một chất gây nghiện duy nhất đang trở nên ít đi, dần dần đi theo xu thế sử dụng đa chất.

Theo EMCDDA (2009), tỷ lệ người dùng đa chất gần 40% ở các quốc gia phát triển, 36% ở các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển tỷ lệ này là 22,5% trong tổng số những người có sử dụng các chất gây nghiện [5]. Ở nước ta trong những năm gần đây, sử dụng đa chất cũng đang dần phổ biến hơn ở cộng đồng, đặc biệt là các thành phố lớn, và sự ảnh hưởng của nó ngày càng nghiêm trọng.

Chính vì vậy ,chúng tôi chọn đề tài: Mô tả đặc điểm sử dụng đa chất trên bệnh nhân rối loạn tâm thần liên quan sử dụng chất điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần

     PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Địa điểm, thời gian nghiên cứu: tại Viện Sức khỏe tâm thần từ  tháng 01/2016 đến tháng 05/2016.

Đối tương nghiên cứu: bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn tâm thần liên quan sử dụng chất điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe tâm thần

Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng  vấn

     KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tuổi bắt đầu sử dụng chất:

Tuổi bắt đầu sử dụng

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

<20

10

30,30

20-30

19

57,58

>30

4

12,12

Tổng

33

100

Tuổi trung bình

23,3 ± 5,95

Tuổi bắt đầu sử dụng thấp nhất là 16 tuổi, cao nhất là 37 tuổi.

Tuổi bắt đầu sử dụng chất trung bình là 23,3 ± 5,95 tuổi.

Nhóm tuổi 20-30 tuổi chiếm đa số, 57,58%, <20 tuổi chiếm 30,30%, >30 tuổi chiếm 12,12%.

Các chất và thời gian sử dụng

Các chất

Số BN

 

Tỷ lệ

(%)

Thời gian TB sử dụng(tháng)

Các sản phẩm có cồn: bia, rượu vang, rượu mạnh…

15

45,45

53,13

Cần sa: cỏ, tài mà ,marijuana, hash…

20

60,61

29,1

Các chất kích thích dạngAmphetamin: hồng phiến, đá, thuốc lắc-ecstasy…

32

96,97

43,47

Chất dạng thuốc phiện: heroin, morphine, methadone, codeine…

7

21,21

51,86

Chất gây ảo giác: ketamin, LSD acid, nấm, PCP, …

2

6,06

30

Cocain: coke, crack…

0

0

0

Chất yêu dịu hoặc gây ngủ: seduxen, Serepax, Rohypnol…

0

0

0

Dung môi hữu cơ: keo, nitrous, glue, petrol, paint thinne…

0

0

0

96,97% đối tượng sử dụng ATS, 60,61% sử dụng cần sa, 45,45% sử dụng rượu, 21,21% dùng heroin, 6,06% dùng ketamin

Mô hình kết hợp đa chất

 

Rượu

ATS

Cần sa

Heroin

Ketamin

Dung môi HC

Chất êm dịu

Cocain

Rượu

XXX

14

4

3

0

0

0

0

ATS

14

XXX

19

5

2

0

0

0

Cần sa

4

19

XXX

0

2

0

0

0

Heroin

3

5

0

XXX

0

0

0

0

Ketamin

0

2

2

0

XXX

0

0

0

Dung môi HC

0

0

0

0

0

XXX

0

0

Chất êm dịu

0

0

0

0

0

0

XXX

0

Cocain

0

0

0

0

0

0

0

XXX

Mô hình số chất kết hợp: 2 chất là 76,76%, 3 chất là 24,24%. Không có kể hợp nhiều hơn 3 chất.

Cách thức sử dụng các chất

Đường dùng

Rượu

ATS

Cần sa

Heroin

Ketamin

Tổng

Số BN

Tỷ lệ (%)

Số BN

Tỷ lệ (%)

Số BN

Tỷ lệ (%)

Số BN

Tỷ lệ (%)

Số BN

Tỷ lệ (%)

Số BN

Tỷ lệ(%)

Ăn, uống

15

100

9

28,13

1

5

0

0

0

0

15

45,46

Tiêm chích

0

0

0

0

0

0

1

14,29

0

0

1

3,03

Hút, hít

0

0

27

84,38

20

100

7

100

2

100

28

84,85

Hít sâu

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Viên đạn

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Đường sử dụng hút, hít chiếm 84,85% đối tượng sử dụng

Ăn, uống chiếm 44,46%

Tiêm chích là 3,03%

     BÀN LUẬN

     Đặc điểm về tuổi bắt đầu sử dụng chất:

     Từ kết quả, chúng tôi thấy tuổi bắt đầu sử dụng đa chất trung bình là 23,3 ± 5,95, trong đó tuổi thấp nhất là 16 tuổi, tuổi sử dụng cao nhất là 37 tuổi. Nhóm tuổi 20-30 chiếm phần lớn 57,58%. Theo UNODC 2009 tại Việt Nam, trên các đối tượng nghiện tuổi bắt đầu sử dụng các chất ma túy đa số là từ 18 đến 25 tuổi .Theo Cheng Hiu Wan, Keens nghiên cứu, tuổi sử dụng trung bình của nhóm đối tượng sử dụng ketamin và các chất estasy là 18,54. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Bùi Nguyến Hồng Bảo Ngọc (2013), tuổi trung bình sử dụng ATS lần đầu là 24,7 ± 6,39. Theo Bùi Văn San (2013), tuổi trung bình bắt đầu sử dụng 20,9± 3,41 tuổi, sớm nhất là 16 tuổi

     Đây là độ tuổi vị thành niên, giai đoạn chuyển tiếp và hoàn chỉnh về mặt cơ thể cũng là lúc phát triển về tình cảm, dễ gặp pải nhiều vấn đề về tình yêu, tình bạn, do đó dễ dẫn đến sự hụt hẫng về mặt tâm lý nếu tình cảm thất bại. Ở giai đoạn này các cảm xúc bất chợt cũng có thể tạo ra những cú sốc đáng kể, làm bản thân xa rời gia đình, trường lớp, cùng với đó là mức độ nhận thức còn chưa cao, chưa hiểu hết những tác hại nguy hiểm của các chất gây nghiện, đồng thời cũng dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài nên rất dễ sử dụng các chất. Đặc biệt do muốn tăng cảm giác, trải nghiệm sử dụng nhiều chất, tò mò hoặc muốn thể hiện bản thân nên thường dùng đa chất từ rất sớm.

     Đặc điểm các chất sử dụng:

     Theo kết quả thu được, chúng tôi ghi nhận được hầu hết các đối tượng đều sử dụng ATS chiếm tỷ lệ sử dụng là 96,97%, tiếp đến là  cần sa  với tỷ lệ sử dụng là 60,61%, rượu cũng được sử dụng đáng kể với tỷ lệ là 45,45%. Heroin, ketamin chiếm tỷ lệ thấp với 21,21% và 6,06%. Không ghi nhận được trường hợp nào sử dụng cocain, các dung môi hữu cơ hay các chất gây êm dịu, gây ngủ.

     Theo một nghiên cứu đánh giá thăm dò ý kiến toàn quốc năm 2001 về việc sử dụng chất gây nghiện của Úc từ 14 tuổi trở lên, kết quả cho thấy 90,4% đã uống rượu, 33,1% đã hút cần sa, 15% đã sử dụng ATS, 7,6% sử dụng các chất gây ảo giác, 4,4% sử dụng Cocain, 1,6% sử dụng Heroin và 3,2% sử dụng thuốc an thần [. Cuộc khảo sát năm 2011 của ESPAD sinh viên 16 tuổi tại 35 nước châu Âu cho thấy sự phổ biến của việc sử dụng các chất gây nghiện phổ biến trong 30 ngày: 57% có rượu say và 7% đã hút cannabis, cũng trong cuộc khảo sát này, ghi nhận được 23,9% có sử dụng chất trong đó 8,7% ghi nhận  sử dụng rượu, 6,8% sử dụng cần sa và 6,1 % ghi nhận sử dụng chất ma túy bất hợp pháp.

     Thực tế, rượu là thứ đồ uống rất phổ biến và bất kì ai cũng có thể mua một cách dễ dàng. Ở nước ta, rượu được sử dụng tại hầu hết các gia đình, trong cuộc sồng thường ngày cũng như trong các dịp lễ tết, ở một số nơi sử dụng rượu được coi như một tục lệ, đặc biệt trong các lễ hội

     Trong những năm gần đây, thị trường ATS đang có xu hướng tăng, các số liệu báo cáo chi tiết cho thấy số lượng này càng ngày càng vượt lên

     Cần sa được sử dụng phổ biến được bào chế dưới nhiều dạng như dầu, trà, dạng hút hít hay tiêm chích, tác dụng nhanh và đem lại cảm giác hưng phấn. Đây cũng là một xu thế mới của giới trẻ, đặc biệt cần sa thường được sử dụng theo nhóm đông, khả năng gây trạng thái lệ thuộc không cao như các chất gây nghiện khác, do đó nó thường được sử dụng khi tụ tập bạn bè, không thường sử dụng thường xuyên

     Mô hình sử dụng kết hợp

     Kết quả của chúng tôi cũng thu được 71,43% đối tượng dùng heroin kết hợp với ATS , 42,86% kết hợp với rượu. 2 đối tượng sử dụng ketamin đều dùng cùng với cần sa và ATS.

     Thực tế một số nghiên cứu tại Việt Nam như tác giả Bùi Văn San (2013) nghiên cứu trên đối tượng sử dụng ATS cho thấy có 30,8% có sử dụng cùng chất khác trong đó 19,3% là sử dụng cùng cần sa, 11,5% là sử dụng cùng heroin [10]. Tác giả Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc (2013) cũng nghiên cứu đối tượng sử dụng ATS cho thấy đối tượng kết hợp sử dụng ATS với rượu (60,6%), heroin (39,4%), cần sa (30,3%), ketamin (15,2%)

     Cách thức sử dụng đa chất:

     Theo kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy rằng sử dụng đa chất theo đường hút, hít chiếm đa số, tỷ lệ sử dụng lên tới 84,85%, đường ăn, uống có 45,46% sử dụng, chỉ có 3,03% có sử dụng đường tiêm, chích, không có đối tượng nào sử dụng đường hít sâu và viên đạn.

     Cách thức sử dụng theo đường hút, hít được sử dụng với hầu hết các chất, với 100% bệnh nhân có sử dụng cần sa, heroin và ketamin, 84,38% bệnh nhân có sử dụng ATS. Do các chất này được sử dụng phổ biến dưới dạng bột, đốt cháy lên hít khói hoặc hút qua tẩu, dễ dàng sử dụng, do đó sử dụng đường hút, hít là chủ yếu. Mặt khác, các chất này cũng thường được sử dụng chung,hút, hít là cách thức sử dụng chung các chất thuận tiện nhất, do đó hay được dùng với nhiều chất.

     KẾT LUẬN

     Tuổi trung bình bắt đầu sử dụng chất là 23.3 ± 5,95, nhóm tuổi 20-30 tuổi vẫn chiếm đa số, 57,58%.

     Về các chất sử dụng, hầu hết đối tượng đều có sử dụng ATS, chiếm 96,97%, tiếp đến là cần sa với 60,61%, rượu là 45,45%, các chất heroin chỉ có 21,21%, ketamin là 6,06%. Thời gian sử dụng chất trung lâu nhất là rượu (53,13tháng), tiếp đến là heroin (51,86 tháng), ATS (43,47 tháng), cần sa ( 29,1 tháng)

     Mô hình sử dụng đa chất: hầu hết là sử dụng 2 chất ( 75,76%) trong đó cần sa+ ATS chiếm đa số (54%), tiếp đến là rượu +ATS (32%), ATS+heroin và rượu + cần sa rất ít, chỉ có 8% và 4%. Mô hình sử dụng 3 chất, ( ATS + cần sa +rượu) và (ATS + heroin + rượu ) chiếm tỷ lệ như nhau, 37.5%; ( ATS + cần sa + ketamin ) chiếm tỷ lệ ít hơn, 25%.

     Tần suất chủ yếu sử dụng chất là hằng tuần, 100% bệnh nhân sử dụng heroin và ketamin, 93,97% ATS, 80% cần sa và 66,67% rượu  sử dụng hằng tuần. Phần lớn đối tượng sử dụng thành nhóm (60,61%), tại các quán bar (93,94%). Sử dụng theo đường hút, hít là phương thức sử dụng hay được sử dụng nhất (84,54% tổng số bệnh nhân sử dụng đường này).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ LĐ – TBXH & UNDCP (2010). “Báo cáo tinh hình lạm dụng ma túy tại Việt Nam 2010”. Báo cáo 69/BC-LĐTBXH về công tác cai nghiện ma túy tại Việt Nam.
  2. Australian Institute of Health and Welfare (2002). “2001 National Drug Strategy Household Survey: first results”. Drug statistics series, 2002.
  3. Nguyễn Minh Tuấn (2010). “Chẩn đoán và điều trị trạng thái lệ thuộc (nghiện)”. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 2010.
  4. Jason P. Connor, Matthew J. Gullo, Angela White, Adrian B. Kelly. Polysubstance Use: Diagnostic Challenges, Patterns of Use and Health, Curr Opin Psychiatry, 2014; 27: 269-275.
  5. EMCDA (2010). “The state of the drugs problem in Europe”. Lisbon, November 2010.
  6. UNODC (2014). “Amphetamin- type Stimulants and new psychoactive substances: Global Synthetic Drugs Assessment 2014”, A Report from the Global SMART Programme.Bangkok (Thai Lan), 2014.
  7. American Psychiatric Association (2000).” Amphetamine-type stimulants” Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders”, Fourth Edition, Text Revision, DSM-IV-TR. Washington, DC: American Psychiatric Association 2000.
  8. Tổ chức Y tế thế giới (1992): “Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi ICD-10”;WHO, Geneva 1992. p67-83.
  9. Bùi Văn san (2013), “Nghiên cứu thực trạng sử dụng các chất dạng amphetamin ở nhóm người từ 15 đến 60 tuổi tại một xã ngoại thành Hà Nội”. Luận văn bác sĩ nội trú. Đại học Y Hà Nội,p56-62.
  10. Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc (2013): “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng hội chứng cai chất dạng Amphetamine trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần.” Luận văn bác sĩ nội trú. Đại Học Y Hà Nội. p48-60.
  11. Cheng Hiu Wan, Keens (2006) : “The effect of polydrug abuse on neuropsychological functions”, Department of Psychology, The University of Hong Kong.
  12. Chen CM, Yi H-y, Moss HB. Early adolescent patterns of alcohol, cigarettes, and marijuana polysubstance use and young adult substance use: outcomes in a nationally representative sample. Drug Alcohol Depend, 2014; 136:51–62.

 

 

 

Tin tức khác
  • Tác hại sử dụng rượu bia

    Thursday, August 22, 2019
  • Đề tài NCKH đang thực hiện tại Bộ môn

    Thursday, February 23, 2017
  • DANH SÁCH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP CƠ SỞ, CẤP BỘ CỦA BỘ MÔN

    Thursday, April 28, 2016
  • DANH SÁCH LUẬN VĂN, LUẬN ÁN CỦA BỘ MÔN

    Wednesday, April 27, 2016
GIỚI THIỆU
  • Sứ mệnh - Tầm nhìn
  • Lịch sử
  • Sơ đồ tổ chức
  • Công khai cơ sở dữ liệu
DÀNH CHO CÁN BỘ
  • Tin nội bộ
  • Quy trinh ISO
  • Tra cứu văn bản
  • Thư viện ảnh
  • Lịch tuần
DÀNH CHO SINH VIÊN
  • Cổng thông tin Sinh viên
  • Tin tức Học bổng
  • Cẩm nang tài liệu
  • Mẫu văn bản giấy tờ
  • Tư vấn giới thiệu việc làm
DÀNH CHO KHÁCH
  • Địa chỉ-Sơ đồ đường đi
  • Danh bạ
  • Đề án quy hoạch tổng thể
  • Chương trình đào tạo
  • Liên kết website
CÁC MẪU BIỂU
  • Hành chính
  • Nghiên cứu khoa học
  • Hội đồng đạo đức
  • Tài chính kế toán
  • Hợp tác quốc tế
  • Tỗ chức cán bộ
  • Công nghệ thông tin
CƠ SỞ DỮ LIỆU
  • Chuyên gia y tế
  • Ấn phẩm và Sách
  • Kết quả NCKH
  • Chuyên đề - Luận văn
  • Từ điển Y học
  • Mạng lưới Cựu Sinh viên
CHUYÊN MỤC
  • Khảo thí & đảm bảo chất lượng
  • Phát triển chương trình
  • Elearning- Học trực tuyến
  • Thư viện điên tử
  • Tạp chí nghiên cứu y học
  • Tổ chức cán bộ
ĐÀO TẠO
  • Đại học
  • Sau Đại học
  • Chương trinh tiên tiến
  • Chương trình đào tạo liên tục
  • Đào tạo theo nhu cầu xã hội



Bản quyền thuộc trường Đại học Y Hà Nội

Giấy phép số 453/ GP-BC do Bộ Thông tin và Truyền Thông cấp ngày 19/10/ 2007