Mục tiêu
Các nghiên cứu trước đây về rối loạn nghi bệnh cho thấy những ích lợi của liệu pháp hóa dược và liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT). Nghiên cứu này nhằm đánh giá liệu điều trị phối hợp có lợi ích cộng gộp không.
Phương pháp
Bệnh nhân với chẩn đoán rối loạn nghi bệnh theo DSM-IV (N=195) được phân ngẫu nhiên vào một trong 4 nhóm điều trị - placebo, CBT, fluoxetin, hoặc phối hợp fluoxetin và CBT. Các lượng giá về rối loạn nghi bệnh, các tác dụng không mong muốn, tình trạng chức năng, và chất lượng cuộc sống. Phân tích cơ bản đánh giá kết quả điều trị tại tuần thứ 24 trong nhóm dự định điều trị, với đáp ứng được định nghĩa là giảm từ 25% trở lên so với mức cơ bản trên cả Thang Whiteley và bản sửa đổi của Thang Ám ảnh nghi thức Yale-Brown (H-YBOCS-M). Test Cochran-Armitage đánh giá giả thuyết mẫu đáp ứng: điều trị phối hợp>CBT hoặc fluoxetin>placebo.
Kết quả
Mẫu đáp ứng dự đoán là có ý nghĩa thống kê, được chỉ ra bởi các tỷ lệ đáp ứng: nhóm điều trị phối hợp, 47,2%; nhóm đơn trị, 41,8%; và nhóm placebo, 29,6%. Tỷ lệ đáp ứng cho mỗi điều trị đơn độc không có sự khác biệt đáng kể so với placebo. Phân tích thứ hai về Thang Whiteley cho thấy, so với placebo, fluoxetin (chứ không phải CBT) có hiệu quả hơn rõ rệt tại tuần thứ 24 trong việc giảm triệu chứng nghi bệnh và có tỷ lệ thuyên giảm nhanh hơn rõ ràng qua 24 tuần. Fluoxetin cũng giúp làm giảm triệu chứng lo âu và chất lượng cuộc sống tốt hơn so với placebo. Tỷ lệ bỏ cuộc không khác biệt giữa các nhóm, và các tác dụng không mong muốn do điều trị thậm chí là như nhau.
Kết luận
Nghiên cứu này cho thấy độ an toàn, dung nạp và hiệu quả của fluoxetine trong rối loạn nghi bệnh. Điều trị phối hợp cho thấy một lợi ích nhỏ tăng thêm. Bởi vì gần 50% bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp điều trị trong nghiên cứu, các tiếp cận mới hoặc tích cực hơn là cần thiết.