BỘ MÔN TÂM THẦN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

 

  •  
  • Giới thiệu
    • Lịch sử
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Tổ chức Bộ môn
  • Đào tạo
    • Đào tạo sau đại học
      • Đào tạo Nghiên cứu sinh
      • Đào tạo Chuyên khoa II
      • Đào tạo Cao học
      • Đào tạo Nội trú
      • Đào tạo Chuyên khoa I
    • Đào tạo đại học
      • Qui chế
      • Nội qui của Bộ môn
      • Lịch giảng
      • Chương trình đào tạo
    • Đào tạo theo yêu cầu xã hội
  • Dịch vụ khám chữa bệnh
    • Công tác khám chữa bệnh
    • Rối loạn tâm thần
      • Trầm cảm
      • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt
      • Rối loạn stress sau sang chấn
      • Các rối loạn tic
      • Rối loạn tăng động - giảm chú ý
      • Rối loạn ăn uống
      • Rối loạn giấc ngủ
      • Rối loạn lo âu
      • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
      • Tâm thần phân liệt
    • Lịch khám
  • Nghiên cứu khoa học
    • Luận văn, luận án của Bộ môn
    • Đề tài nghiên cứu khoa học
  • Hợp tác trong và ngoài nước
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác ngoài nước
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • /
  • các rối loạn tâm thần thường gặp
  • /
  • TRẦM CẢM

TRẦM CẢM

Thứ sáu, 29/01/2016

Các biểu hiện triệu chứng

Bệnh nhân có thể biểu hiện khởi đầu bằng một hoặc nhiều hơn các triệu chứng cơ thể (mệt mỏi, đau), các theo dõi về sau sẽ bộc lộ rõ trầm cảm hoặc mất quan tâm, thích thú.

Dễ bị kích thích đôi khi cũng xuất hiện trong bệnh cảnh.

Một số nhóm người có nguy cơ cao (ví dụ: sau sinh đẻ, sau đột quỵ, người bị bệnh Parkinson hay bị bệnh xơ cứng rải rác).

Các nét đặc trưng để chẩn đoán

-         Giảm khí sắc, khí sắc trầm buồn

-         Mất hài lòng hay mất quan tâm hứng thú

Thường có các triệu chứng kết hợp sau

-         Rối loạn giấc ngủ

-         Mất tự trọng, cảm giác tội lỗi

-         Mệt mỏi, mất năng lượng, giảm dục năng

-         Kích động hay chậm chạp trong tâm thần vận động, ngôn ngữ

-         Mất ngon miệng

-         Ý tưởng hay hành vi tự sát

-         Khó tập trung chú ý

Cũng thường có triệu chứng của lo âu, sợ hãi.

Chẩn đoán phân biệt

Nếu có ảo giác (nghe tiếng nói, nhìn thấy các hình ảnh khác thường) và hoang tưởng (các điều tin kỳ lạ, bất thường) là nổi bật xem mục các Rối loạn loạn thần cấp – F23 để giải quyết các triệu chứng này. Lưu ý tham khảo về cách giải quyết triệu chứng.

Nếu bệnh nhân trong tiền sử có một giai đoạn hưng cảm (kích thích, tăng khí sắc, nói nhanh) xem mục Rối loạn lưỡng cực – F31

Nếu bệnh nhân có dùng rượu và ma túy, xem mục Rối loạn do sử dụng rượu – F10 và Rối loạn do dùng chất ma túy – F11#

Một số loại thuốc có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm (ví dụ : các chất chẹn β, các thuốc chống tăng huyết áp, chất ức chế receptor H2, thuốc tránh thai, thuốc corticoid…)

Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình

-         Trầm cảm là một bệnh lý phổ biến song đã có các phương thức điều trị có hiệu quả.

-         Trầm cảm không phải là tình trạng yếu đuối hay lười nhác, các bệnh nhân đang phải rất cố gắng để đối phó.

Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình

-         Hỏi về nguy cơ tự sát. Bệnh nhân thường có ý nghĩ về cái chết không? Phải chăng bệnh nhân đã có một kế hoạch đặc biệt để tự sát? Có phải bệnh nhân đã từng cố thử tự sát trong quá khứ? Có thể đảm bảo bệnh nhân sẽ không thực hiện các ý tưởng tự sát không? Gia đình và bạn bè cần phải giám sát chặt chẽ, nếu cần thiết phải cho bệnh nhân nhập viện. Cần tìm hiểu nguy cơ bệnh nhân gây thương tổn cho người khác.

-         Đặt những kế hoạch hoạt động ngắn để bệnh nhân tham gia và xây dựng lòng tin. Động viên bệnh nhân chống tự ti và tự phê phán, không buông theo các ý tưởng tự ti (ví dụ: kết thúc hôn nhân, từ bỏ công việc) và không quan tâm đến các ý nghĩ tiêu cực, tội lỗi.

-         Nhận biết các vấn đề trong cuộc sống hiện tại hay các stress về xã hội, đặt ra được các bước đi nhỏ, đặc biệt để bệnh nhân có thể phấn đấu nhằm làm giảm bớt hoặc chế ngự tốt hơn đối với các vấn đề này. Nên tránh các quyết định lớn hay các thay đổi cuộc sống nghiêm trọng.

-         Nếu có các triệu chứng cơ thể, thảo luận về mối liên quan giữa các triệu chứng cơ thể và cảm xúc (xem mục các triệu chứng cơ thể không giải thích được – F45).

-         Sauk hi có tiến bộ, đặt những kế hoạch hành động cho bệnh nhân khi có các dấu hiệu tái phát.

Thuốc men

Cần cân nhắc thuốc chống trầm cảm khi khí sắc trầm, mất quan tâm thích thú xuất hiện rõ trong thời gian ít nhất 2 tuần và có 4 hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau:

-         Mệt mỏi, mất năng lượng

-         Kém tập trung chú ý

-         Kích động hoặc chậm chạp vận động, ngôn ngữ

-         Rối loạn về giấc ngù

-         Ý nghĩ về cái chết hay tự sát

-         Ý nghĩ về tội lỗi hoặc nhục nhã

-         Rối loạn sự ngon miệng

Trong các trường hợp nặng, cân nhắc dùng thuốc ngay ở lần khám đầu tiên. Những trường hợp trung bình, xem xét dùng thuốc ở lần khám tiếp sau, nếu như tư vấn không có hiệu quả.

Việc chọn lựa thuốc:

-         Nếu bệnh nhân đã đáp ứng với một loại thuốc đặc biệt trong quá khứ, dùng lại thuốc đó.

-         Nếu bệnh nhân là người già hay có các bệnh cơ thể, dùng các thuốc ít tác dụng phụ kháng cholinergic và tác dụng phụ về tim mạch.

-         Nếu bệnh nhân có lo âu hoặc không ngủ được, dùng các thuốc với ưu thế tác dụng yên dịu.

Thiết lập một liều có hiệu quả. Các thuốc chống trầm cảm (ví dụ: imipramin) nên bắt đầu từ liều 25 – 50mg mỗi tối và tăng đến 100 – 150 mg trong khoảng 10 ngày. Người già và bệnh nhân có bệnh cơ thể nên dùng liều thấp hơn.

Giải thích cho bệnh nhân là thuốc nhất thiết phải uống hàng ngày, sự tiến bộ sẽ đạt được sau 2 đến 3 tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc và các tác dụng phụ nhẹ có thể xuất hiện song thường mất dần sau 7 – 10 ngày. Nhấn mạnh rằng bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi ngừng dùng thuốc.

Cần tiếp tục dùng các thuốc chống trầm cảm trong thời gian ít nhất 3 tháng sau khi tình trạng trầm cảm đã được cải thiện.

Khám chuyên khoa

Xem xét khám chuyên khoa nếu bệnh nhân có biểu hiện:

-         Có nguy cơ tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác

-         Có các triệu chứng loạn thần

-         Trầm cảm rõ rệt vẫn còn sau các trị liệu nêu trên

-         Các liệu pháp tâm lý tích cực hơn (ví dụ: liệu pháp nhận thức, trị liệu tác động qua lại giữa các nhân cách) có thể có hiệu quả cho việc điều trị ban đầu và dự phòng tái phát.

Tin tức khác
  • RỐI LOẠN DO MẤT NGƯỜI THÂN

    Wednesday, June 22, 2016
  • RỐI LOẠN PHÂN LY

    Monday, May 30, 2016
  • RỐI LOẠN ĂN UỐNG

    Friday, April 22, 2016
  • Đái dầm

    Monday, April 4, 2016
GIỚI THIỆU
  • Sứ mệnh - Tầm nhìn
  • Lịch sử
  • Sơ đồ tổ chức
  • Công khai cơ sở dữ liệu
DÀNH CHO CÁN BỘ
  • Tin nội bộ
  • Quy trinh ISO
  • Tra cứu văn bản
  • Thư viện ảnh
  • Lịch tuần
DÀNH CHO SINH VIÊN
  • Cổng thông tin Sinh viên
  • Tin tức Học bổng
  • Cẩm nang tài liệu
  • Mẫu văn bản giấy tờ
  • Tư vấn giới thiệu việc làm
DÀNH CHO KHÁCH
  • Địa chỉ-Sơ đồ đường đi
  • Danh bạ
  • Đề án quy hoạch tổng thể
  • Chương trình đào tạo
  • Liên kết website
CÁC MẪU BIỂU
  • Hành chính
  • Nghiên cứu khoa học
  • Hội đồng đạo đức
  • Tài chính kế toán
  • Hợp tác quốc tế
  • Tỗ chức cán bộ
  • Công nghệ thông tin
CƠ SỞ DỮ LIỆU
  • Chuyên gia y tế
  • Ấn phẩm và Sách
  • Kết quả NCKH
  • Chuyên đề - Luận văn
  • Từ điển Y học
  • Mạng lưới Cựu Sinh viên
CHUYÊN MỤC
  • Khảo thí & đảm bảo chất lượng
  • Phát triển chương trình
  • Elearning- Học trực tuyến
  • Thư viện điên tử
  • Tạp chí nghiên cứu y học
  • Tổ chức cán bộ
ĐÀO TẠO
  • Đại học
  • Sau Đại học
  • Chương trinh tiên tiến
  • Chương trình đào tạo liên tục
  • Đào tạo theo nhu cầu xã hội



Bản quyền thuộc trường Đại học Y Hà Nội

Giấy phép số 453/ GP-BC do Bộ Thông tin và Truyền Thông cấp ngày 19/10/ 2007