BỘ MÔN TÂM THẦN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

 

  •  
  • Giới thiệu
    • Lịch sử
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Tổ chức Bộ môn
  • Đào tạo
    • Đào tạo sau đại học
      • Đào tạo Nghiên cứu sinh
      • Đào tạo Chuyên khoa II
      • Đào tạo Cao học
      • Đào tạo Nội trú
      • Đào tạo Chuyên khoa I
    • Đào tạo đại học
      • Qui chế
      • Nội qui của Bộ môn
      • Lịch giảng
      • Chương trình đào tạo
    • Đào tạo theo yêu cầu xã hội
  • Dịch vụ khám chữa bệnh
    • Công tác khám chữa bệnh
    • Rối loạn tâm thần
      • Trầm cảm
      • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt
      • Rối loạn stress sau sang chấn
      • Các rối loạn tic
      • Rối loạn tăng động - giảm chú ý
      • Rối loạn ăn uống
      • Rối loạn giấc ngủ
      • Rối loạn lo âu
      • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
      • Tâm thần phân liệt
    • Lịch khám
  • Nghiên cứu khoa học
    • Luận văn, luận án của Bộ môn
    • Đề tài nghiên cứu khoa học
  • Hợp tác trong và ngoài nước
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác ngoài nước
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • /
  • tin khoa học
  • /
  • Trẻ thừa hưởng sự bảo vệ từ cha mẹ phơi nhiễm với nicotin hoặc thuốc?

Trẻ thừa hưởng sự bảo vệ từ cha mẹ phơi nhiễm với nicotin hoặc thuốc?

Thứ ba, 21/02/2017

Người cha sử dụng nicotin có ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ mắc một số bệnh của trẻ. Trong một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí khoa học y-sinh trực tuyến eLife, Tiến sĩ O. Rando và các đồng nghiệp tại Trường Y UMass, cho thấy chuột con sinh ra từ các chuột bố phơi nhiễm thường xuyên với nicotine được thừa hưởng sự tăng dung nạp hóa chất và khả năng thải trừ thuốc. Phát hiện này đưa ra một sự thống nhất về việc tìm hiểu làm cách nào thông tin về tiền sử phơi nhiễm trong môi trường của người cha được chuyển tới những con cái của họ.

“Những đứa trẻ sinh ra từ những người cha phơi nhiễm với nicotin đề kháng nhiều hơn không những với độc tính của nicotin mà cả những hóa chất khác”, TS Rando – giáo sư về hóa sinh và dược lý phân tử, phát biểu. “Nếu một hiện tượng tương tự xảy ra ở loài người, nó gợi ra nhiều câu hỏi quan trọng. Ví dụ, nếu cha của bạn hút thuốc phải chăng liệu pháp hóa dược kém hiệu quả với bạn? Bạn sẽ hút thuốc nhiều hơn hay ít đi? Hiểu biết về thông tin nào từ người cha được chuyển xuống người con và ảnh hưởng như thế nào là quan trọng”.

 Các nghiên cứu trong thập kỉ qua trong lĩnh vực di truyền ngoài gen – nghiên cứu về các nét thừa hưởng từ bên ngoài bộ gen – đã cung cấp sự hỗ trợ ngoài mong đợi về khái niệm về các điều kiện môi trường của  bố mẹ có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bệnh tật và các yếu tố khác của các thế hệ tương lai. Ở các loài động vật có vú, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào sự tương tác giữa cha và con – những ảnh hưởng thuộc phía cha- vì có nhiều cách dễ dàng để điều tra hơn là những ảnh hưởng thuộc phía mẹ. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã kết nối chế độ ăn uống của cha với các thay đổi chuyển hóa ở con, trong khi các nghiên cứu khác cho thấy sự liên quan giữa các stress ở cha với các hành vi giống lo âu ở thế hệ tiếp theo. Mặc dù vậy, chỉ có một số nhỏ những phơi nhiễm từ phía bố được chỉ ra rõ ràng trong phòng thí nghiệm. Thêm vào đó, những nghiên cứu trên chưa rõ ràng liệu đáp ứng ở con là đặc hiệu với phơi nhiễm ở cha, hay đó là một đáp ứng chung với chất lượng cuộc sống tổng thể của cha.

Để giải quyết câu hỏi này, Rando và cộng sự đã thiết lập để xác định rõ ràng sự đáp ứng với môi trường của phía cha, bằng cách tìm kiếm một phản ứng đơn phân tử. Nicotin là một chất được con người sử dụng phổ biến, và hoạt động bằng cách gắn với một thụ thể đặc hiệu. Cho những con chuột đực tiếp xúc với nicotin, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu liệu con của chúng nhạy cảm với nicotin nhiều hơn hay ít đi, và liệu đáp ứng này là đặc hiệu với nicotin hay mở rộng với cả những phân tử khác.

Điều các nhà nghiên cứu tìm thấy là con của các chuột đực phơi nhiễm với nicotin, so với con của chuột đực chưa bao giờ phơi nhiễm với nicotin, được bảo vệ khỏi sự độc hại của nicotin. Các nhà nghiên cứu tiếp đó kiểm tra xem liệu sự đề kháng này là đặc hiệu cho nicotin bằng cách sử dụng cocain cho cả hai nhóm trên, chất hoạt động thông qua cơ chế phân tử hoàn toàn khác biệt so với nicotin. Khá ngạc nhiên là con cái của những con đực phơi nhiễm với nicotin cũng được bảo vệ khỏi cocain. Sự đề kháng đa độc chất này có thể là kết quả của việc tăng cường chuyển hóa chất trong gan, và tương ứng với sự tăng mức độ biểu hiện của gen liên quan trong việc chuyển hóa chất. Những gen này cũng được chứa trong một cấu trúc mở và dễ tiếp cận hơn trong tế bào gan, cho phép tăng sự giải mã.

“Những người cha phơi nhiễm với nicotin không làm thay đổi các thụ thể nicotin một cách đặc hiệu ở con của họ, vì những đứa trẻ này đề kháng với nhiều độc chất”, TS Rando cho biết.

Để xác định liệu các phân tử nhiều loại, khác biệt có khả năng ảnh hưởng đến sự kháng thuốc ở thế hệ tiếp theo, Rando và cộng sự điều trị chuột đực với một hợp chất hoạt tính sinh học, mecamylamin, có tác động chặn các thụ thể nicotin và đôi khi được sử dụng giúp mọi người cai thuốc lá. Kết quả ngạc nhiên là con cái của những con chuột này thể hiện sự đề kháng với hóa chất giống như ở nhóm có phơi nhiễm với nicotin.

“Phát hiện này đưa ra những câu hỏi quan trọng về những thuốc hoặc những phân tử nào là đủ để ảnh hưởng đến con cái của những người bố phơi nhiễm”, Rando nói. “Điều gì phân biệt nicotin và mecamylamin với những phân tử nhỏ không thể đếm được có trong thức ăn và môi trường của chúng ta?”.

Bước tiếp theo của Rando và cộng sự là xác định làm cách nào nhiều kênh thông tin được chuyển từ cha mẹ đến con cái. “Giờ thì chúng ta biết rằng những thông tin này là tương đối không đặc hiệu”, ông nói. “Nhưng liệu rằng cha của chúng ta có nói với chúng ta rằng cuộc sống của ông ấy là tốt hay không theo thang điểm từ 1 đến 10, hoặc ông ấy có nói với chúng ta về bốn hoặc năm thứ về lượng thức ăn, mức độ stress và mức độ phơi nhiễm hóa chất?”. Đưa ra tỉ lệ hút thuốc ở con người, Rando chú ý rằng “có nhiều lý do rõ ràng để được quan tâm trong việc liệu loại tác động này cũng xảy ra ở loài người, nhưng để đưa ra sự khác nhau giữa con người và chuột trong chuyển hóa nicotin, cần thiết có các nghiên cứu chặt chẽ hơn trong tương lai trên quần thể người. 

Nguồn:  https://www.sciencedaily.com/releases/2017/02/170214092710.htm

Tin tức khác
  • Methylphenidate và nguy cơ loạn thần ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi

    Thursday, June 20, 2019
  • Tối ưu hóa liều của thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin, venlafaxine, và mirtazapine cho trầm cảm điển hình: nghiên cứu hệ thống và phân tích gộp đáp ứng theo liều

    Monday, June 10, 2019
  • Các yếu tố dự báo toan tự sát trong tương lai ở thanh thiếu niên với ý tưởng tự sát hoặc hành vi tự gây hại không tự sát

    Friday, March 22, 2019
  • Nghiên cứu thuần tập về hành vi tự làm hại ở người cao tuổi trong cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu: tỉ lệ, quản lý lâm sàng, và nguy cơ tự sát và các nguyên nhân tử vong khác

    Friday, March 8, 2019
GIỚI THIỆU
  • Sứ mệnh - Tầm nhìn
  • Lịch sử
  • Sơ đồ tổ chức
  • Công khai cơ sở dữ liệu
DÀNH CHO CÁN BỘ
  • Tin nội bộ
  • Quy trinh ISO
  • Tra cứu văn bản
  • Thư viện ảnh
  • Lịch tuần
DÀNH CHO SINH VIÊN
  • Cổng thông tin Sinh viên
  • Tin tức Học bổng
  • Cẩm nang tài liệu
  • Mẫu văn bản giấy tờ
  • Tư vấn giới thiệu việc làm
DÀNH CHO KHÁCH
  • Địa chỉ-Sơ đồ đường đi
  • Danh bạ
  • Đề án quy hoạch tổng thể
  • Chương trình đào tạo
  • Liên kết website
CÁC MẪU BIỂU
  • Hành chính
  • Nghiên cứu khoa học
  • Hội đồng đạo đức
  • Tài chính kế toán
  • Hợp tác quốc tế
  • Tỗ chức cán bộ
  • Công nghệ thông tin
CƠ SỞ DỮ LIỆU
  • Chuyên gia y tế
  • Ấn phẩm và Sách
  • Kết quả NCKH
  • Chuyên đề - Luận văn
  • Từ điển Y học
  • Mạng lưới Cựu Sinh viên
CHUYÊN MỤC
  • Khảo thí & đảm bảo chất lượng
  • Phát triển chương trình
  • Elearning- Học trực tuyến
  • Thư viện điên tử
  • Tạp chí nghiên cứu y học
  • Tổ chức cán bộ
ĐÀO TẠO
  • Đại học
  • Sau Đại học
  • Chương trinh tiên tiến
  • Chương trình đào tạo liên tục
  • Đào tạo theo nhu cầu xã hội



Bản quyền thuộc trường Đại học Y Hà Nội

Giấy phép số 453/ GP-BC do Bộ Thông tin và Truyền Thông cấp ngày 19/10/ 2007